Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là một loại bệnh thế nào? Ai có nguy cơ cao mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người?
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là một loại bệnh thế nào? Ai có nguy cơ cao mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người?
Theo Mục I Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6101/QĐ-BYT năm 2019 quy định như sau:
I. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập chủ yếu qua da. Bệnh thường gặp ở Bắc Úc và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận năm 1925, sau đó bệnh xuất hiện tại các địa phương trong cả nước và gia tăng trong thời gian gần đây.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao ở những trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính,...) có nguy cơ cao mắc bệnh.
Theo quy định Bệnh vi khuẩn ăn thịt người (Bệnh Whitmore) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây ra. Vi khuẩn sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập chủ yếu qua da. Bệnh thường gặp ở Bắc Úc và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, ca bệnh vi khuẩn ăn thịt người đầu tiên được ghi nhận năm 1925, sau đó bệnh vi khuẩn ăn thịt người xuất hiện tại các địa phương trong cả nước và gia tăng trong thời gian gần đây.
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và tỷ lệ tử vong cao ở những trường hợp viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng.
Những người có bệnh nền (tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính,...) có nguy cơ cao mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người.
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người hiện có vắc xin chưa?
Theo Mục V Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6101/QĐ-BYT năm 2019 quy định như sau:
V. PHÒNG BỆNH:
- Bệnh hiện chưa có vắc xin.
- Sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân như ủng và găng tay không thấm nước để bảo vệ chống tiếp xúc với đất, nước nhiễm vi khuẩn và làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn.
Theo quy định thì bệnh vi khuẩn ăn thịt người hiện chưa có vắc xin.
Cho nên người dân cần sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân như ủng và găng tay không thấm nước để bảo vệ chống tiếp xúc với đất, nước nhiễm vi khuẩn và làm sạch hoàn toàn vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn.
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người là một loại bệnh thế nào? Ai có nguy cơ cao mắc bệnh vi khuẩn ăn thịt người? (Hình từ Internet)
Bệnh vi khuẩn ăn thịt người có các biểu hiện lâm sàng như thế nào?
Theo Mục III Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Whitmore do Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 6101/QĐ-BYT năm 2019 quy định bệnh vi khuẩn ăn thịt người có các biểu hiện lâm sàng như sau:
II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
1. Lâm sàng
Thời kỳ ủ bệnh từ 1 - 21 ngày, có thể kéo dài và khó xác định. Nhiễm trùng B. pseudomallei có thể là nhiễm trùng tiềm ẩn và tái kích hoạt giống bệnh lao.
1.1. Thể cấp tính
a) Các biểu hiện lâm sàng hay gặp
- Viêm phổi là thể bệnh hay gặp nhất, có biểu hiện lâm sàng giống với các viêm phổi mắc phải cộng đồng do các căn nguyên khác. Bệnh nhân có sốt cao, sốt rét run, ho đờm mủ. Tổn thương có thể tiến triển thành viêm phổi hoại tử dẫn đến suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn huyết cũng là thể bệnh hay gặp, có thể không xác định được đường vào, dễ diễn biến thành sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng gây tử vong.
b) Các biểu hiện lâm sàng ít gặp hơn
- Ổ áp xe trong ổ bụng: áp xe gan, áp xe lách, áp xe cơ thắt lưng chậu.
- Da và mô mềm: tổn thương đa dạng không đặc hiệu như loét da, áp xe dưới da, mụn mủ rải rác, viêm mô tế bào, viêm cân mạc, áp xe cơ.
- Thận tiết niệu: Viêm thận bể thận, viêm tiền liệt tuyến, áp xe tiền liệt tuyến.
- Xương khớp: Viêm tủy xương, viêm khớp nhiễm trùng.
- Thần kinh: viêm màng não mủ, áp xe não, viêm màng não - tủy.
- Tim mạch: viêm màng ngoài tim, phình mạch.
- Áp xe hoặc viêm mủ tuyến mang tai.
- Viêm hạch bạch huyết.
1.2. Thể bán cấp và thể mạn tính
Biểu hiện lâm sàng thường gặp ở phổi và da.
- Tại phổi, tổn thương tạo hang. Bệnh nhân có sốt, ho đờm mủ hoặc ho máu, gầy sút cân, ra mồ hôi trộm về đêm. Bệnh cảnh tương tự lao phổi.
- Tại da, tổn thương là các u hạt, loét da khó lành.
1.3. Biểu hiện lâm sàng ở trẻ em
- Biểu hiện lâm sàng có thể khác với người lớn. Thể bệnh viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra nhưng không thường xuyên. Ngược lại, thường gặp các tổn thương da hoặc viêm mủ, áp xe tuyến mang tai.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?