Bệnh viện tuyến trên hỗ trợ cấp cứu cho tuyến dưới trong trường hợp tình trạng người bệnh cấp cứu rất nặng có thể tử vong khi nhận được yêu cầu như thế nào?

Nếu tình trạng người bệnh cấp cứu rất nặng có thể tử vong trên đường vận chuyển có thể đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu không? Nếu được thì bệnh viện tuyến dưới đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu phải làm những công việc gì? Bệnh viện tuyến trên hỗ trợ cấp cứu cho tuyến dưới trong trường hợp tình trạng người bệnh cấp cứu rất nặng có thể tử vong khi nhận được yêu cầu như thế nào? Trên đây là thắc mắc của anh Đình Vũ tại Hà Nội.

Tình trạng người bệnh cấp cứu rất nặng có thể tử vong trên đường vận chuyển có thể đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu không?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định về đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu như sau:

Đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu
1. Đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp:
a) Vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật; tình trạng người bệnh cấp cứu rất nặng có thể tử vong trên đường vận chuyển;
b) Không có phương tiện vận chuyển cấp cứu;
c) Có quá đông người bệnh do bệnh dịch hoặc có cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm họa....
...

Theo quy định trên, đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu trong các trường hợp sau:

- Vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật;

- Tình trạng người bệnh cấp cứu rất nặng có thể tử vong trên đường vận chuyển;

- Không có phương tiện vận chuyển cấp cứu;

- Có quá đông người bệnh do bệnh dịch hoặc có cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm họa.

Như vậy, trường hợp tình trạng người bệnh cấp cứu rất nặng có thể tử vong trên đường vận chuyển có thể đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu.

Hỗ trợ cấp cứu

Tình trạng người bệnh cấp cứu rất nặng có thể tử vong trên đường vận chuyển có thể đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu không? (Hình từ Internet)

Bệnh viện tuyến dưới đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu với trường hợp tình trạng người bệnh cấp cứu rất nặng có thể tử vong trên đường vận chuyển phải làm những công việc gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định về đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu như sau:

Đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu
...
2. Bệnh viện tuyến dưới đề nghị hỗ trợ cấp cứu
a) Thông báo cho gia đình người bệnh biết những khó khăn của cơ sở và việc xin hỗ trợ cấp cứu từ tuyến trên;
b) Thông báo rõ tình trạng người bệnh và mời bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu;
c) Trong khi chờ tuyến trên hỗ trợ phải tiếp tục cấp cứu người bệnh theo khả năng cao nhất của cơ sở....

Theo quy định trên, bệnh viện tuyến dưới đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp tình trạng người bệnh cấp cứu rất nặng có thể tử vong trên đường vận chuyển phải:

- Thông báo cho gia đình người bệnh biết những khó khăn của cơ sở và việc xin hỗ trợ cấp cứu từ tuyến trên;

- Thông báo rõ tình trạng người bệnh và mời bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu;

- Trong khi chờ tuyến trên hỗ trợ phải tiếp tục cấp cứu người bệnh theo khả năng cao nhất của cơ sở....

Bệnh viện tuyến trên hỗ trợ cấp cứu cho tuyến dưới trong trường hợp tình trạng người bệnh cấp cứu rất nặng có thể tử vong khi nhận được yêu cầu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 25 Quy chế Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc Ban hành kèm theo Quyết định 01/2008/QĐ-BYT quy định về đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu như sau:

Đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu
...
3. Bệnh viện tuyến trên hỗ trợ cấp cứu cho tuyến dưới
Bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ hỗ trợ cấp cứu cho bệnh viện tuyến dưới. Khi nhận được yêu cầu hỗ trợ cấp cứu, bệnh viện phải bố trí phương tiện, thuốc và cử cán bộ hỗ trợ cho tuyến dưới. Sau khi cấp cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch, để người bệnh tiếp tục điều trị ở tuyến dưới với sự hỗ trợ về chuyên môn của tuyến trên hoặc chuyển người bệnh về bệnh viện chuyên khoa điều trị tiếp./.

Theo quy định trên, bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ hỗ trợ cấp cứu cho bệnh viện tuyến dưới.

Khi nhận được yêu cầu hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp tình trạng người bệnh cấp cứu rất nặng có thể tử vong, bệnh viện phải bố trí phương tiện, thuốc và cử cán bộ hỗ trợ cho tuyến dưới.

Sau khi cấp cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch, để người bệnh tiếp tục điều trị ở tuyến dưới với sự hỗ trợ về chuyên môn của tuyến trên hoặc chuyển người bệnh về bệnh viện chuyên khoa điều trị tiếp.

Cấp cứu
Vận chuyển người bệnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ, thủ tục xin phép kinh doanh dịch vụ vận chuyển, cấp cứu người bệnh được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cục Quân y sẽ xử lý thông tin và chỉ đạo tổ chức vận chuyển cấp cứu người bệnh trên các vùng biển đảo bằng máy bay quân sự như thế nào?
Pháp luật
Để được cấp giấy phép hành nghề cấp cứu viên ngoại viện thì phải có thời gian thực hành chuyên môn về hồi sức cấp cứu bao lâu?
Pháp luật
Có được thanh toán chi phí vận chuyển khi chuyển tuyến mà không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh không?
Pháp luật
Chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên được pháp luật quy định như thế nào? Mức chi phí vận chuyển là bao nhiêu?
Pháp luật
Di chuyển thi thể đối với người chết không do dịch bệnh nguy hiểm như thế nào để đảm bảo vệ sinh?
Pháp luật
Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến bệnh viện thuộc về ai? Thủ tục chuyển tuyến ra sao? Có được phép sử dụng xe cấp cứu của bệnh viện để chuyển tuyến không?
Pháp luật
Kíp cấp cứu ngoài bệnh viện gồm bao nhiêu thành viên? Kíp cấp cứu ngoài bệnh viện có trách nhiệm gì khi vận chuyển người bệnh tới bệnh viện?
Pháp luật
Bệnh viện có được từ chối cấp cứu người bệnh hay không? Từ chối cấp cứu cho bệnh nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Trong trường hợp người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến, bác sĩ vận chuyển người bệnh được ra về khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cấp cứu
866 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cấp cứu Vận chuyển người bệnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cấp cứu Xem toàn bộ văn bản về Vận chuyển người bệnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào