Bệnh viêm gan B mạn tính có bao nhiêu giai đoạn phát triển của bệnh? Trước khi điều trị bệnh viêm gan B mạn tính cho bệnh nhân thì cần chuẩn bị những gì?
Bệnh viêm gan B mạn tính có bao nhiêu giai đoạn phát triển của bệnh?
Căn cứ khoản 1 Mục III Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3310/QĐ-BYT năm 2019 quy định về việc chẩn đoán bệnh viêm gan B mạn tính như sau:
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT B MẠN
1. Chẩn đoán
1.1. Chẩn đoán nhiễm HBV man
- HBsAg và/ hoặc HBV DNA dương tính ≥ 6 tháng, hoặc
- HBsAg dương tính và anti-HBc IgM âm tính.
1.2. Chẩn đoán các giai đoạn của nhiễm HBV mạn: Phụ lục 1
Dẫn chiếu Phụ lục C Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3310/QĐ-BYT năm 2019 quy định về các giai đoạn của bệnh viêm gan B mạn tính như sau:
PHỤ LỤC 1
CHẨN ĐOÁN CÁC GIAI ĐOẠN CỦA NHIỄM HBV MẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3310/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Theo đó, bệnh viêm gan B mạn tính có 04 gia đoạn phát bệnh gồm:
Giai đoạn 1: VGVR B mạn
- HBsAg (+) ≥ 6 tháng
- Tải lượng HBV DNA thay đổi: từ không phát hiện cho đến vài tỷ IU/mL
- Chia làm 2 thể HBeAg (+) và HBeAg (-)
- Nồng độ ALT/AST bình thường hoặc tăng
- Sinh thiết gan có hình ảnh viêm gan man với nhiều mức độ hoại tử hoặc/và xơ hóa gan
Giai đoạn 2: Nhiễm HBV mạn giai đoạn dung nạp miễn dịch
- HBsAg (+) ≥ 6 tháng
- HBeAg (+)
- Tải lượng HBV cao (điển hình > 1 triệu IU/mL)
- ALT hoặc/và AST bình thường hoặc hơi tăng
- Không xơ hóa và tình trạng viêm nhẹ trên sinh thiết gan
Giai đoạn 3: VGVR B mạn giai đoạn hoạt động
- HBsAg (+) ≥ 6 tháng
- Tải lượng HBV DNA > 20.000 IU/mL với HBeAg (+) và > 2.000 IU/mL với HBeAg (-)
- Nồng độ ALT hoặc/và AST tăng dai dẳng hoặc tăng từng đợt
- Sinh thiết gan có hình ảnh viêm gan mạn với mức độ viêm từ vừa đến nặng kèm theo có xơ hóa gan hoặc không xơ hóa gan
Giai đoạn 4: VGVR B mạn giai đoạn không hoạt động
- HBsAg (+) ≥ 6 tháng.
- HBeAg (-), anti-HBe (+)
- HBV DNA < 2.000 IU/mL
- Nồng độ ALT hoặc/và AST luôn bình thường
- Sinh thiết gan không có tình trạng viêm đáng kể, tuy nhiên, sinh thiết hoặc đánh giá xơ hóa gan bằng các phương pháp không xâm lấn cho thấy có thể có xơ hóa gan ở nhiều mức độ.
Điều trị bệnh viêm gan B (Hình từ Internet)
Trước khi điều trị bệnh viêm gan B mạn tính cho bệnh nhân thì cần chuẩn bị những gì?
Căn cứ điểm 2.3 khoản 2 Mục III Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3310/QĐ-BYT năm 2019 quy định về chuẩn bị điều trị như sau:
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT B MẠN
...
2. Điều trị
...
2.3. Chuẩn bị điều trị
- Tư vấn cho người bệnh về các vấn đề sau:
+ Sự cần thiết, mục tiêu và hiệu quả điều trị với thuốc kháng vi rút.
+ Tầm quan trọng của tuân thủ điều trị (cách uống thuốc, uống thuốc đúng giờ, tái khám đúng hẹn...).
+ Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, theo dõi và đánh giá điều trị.
+ Thời gian điều trị lâu dài, có thể suốt đời (đối với NAs).
+ Tác dụng không mong muốn của thuốc.
+ Biến chứng HCC có thể xảy ra, kể cả trong quá trình điều trị kháng vi rút, đặc biệt các trường hợp có xơ hóa gan F ≥ 3.
- Các xét nghiệm cần làm trước khi điều trị:
+ Tổng phân tích tế bào máu (Công thức máu).
+ AST, ALT, creatinine huyết thanh.
+ Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan khi cần thiết như bilirubin, albumin, tỷ lệ prothrombin, INR,...
+ Siêu âm bụng, AFP, ...
+ HBeAg, tải lượng HBV DNA.
+ Anti - HCV.
+ Đánh giá giai đoạn xơ hóa gan bằng chỉ số APRI hoặc một trong các kỹ thuật: FibroScan, ARFI, sinh thiết gan,...
+ Nếu người bệnh điều trị Peg-IFN cần làm thêm các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp (TSH, FT3, FT4), điện tâm đồ,...
+ Các xét nghiệm khác theo chỉ định lâm sàng.
...
Trước khi tiến hành điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B mạn tính thì cần tư vấn cho người bệnh về các vấn đề sau:
- Sự cần thiết, mục tiêu và hiệu quả điều trị với thuốc kháng vi rút.
- Tầm quan trọng của tuân thủ điều trị (cách uống thuốc, uống thuốc đúng giờ, tái khám đúng hẹn...).
- Các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, theo dõi và đánh giá điều trị.
- Thời gian điều trị lâu dài, có thể suốt đời (đối với NAs).
- Tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Biến chứng HCC có thể xảy ra, kể cả trong quá trình điều trị kháng vi rút, đặc biệt các trường hợp có xơ hóa gan F ≥ 3.
Ngoài ra, cần tiến hành một số xét nghiệm cần thiết khác trước khi tiến hành điều trị như tổng phân tích tế bào máu (Công thức máu); AST, ALT, creatinine huyết thanh;...và các xét nghiệm khác theo quy định nêu trên.
Thuốc điều trị bệnh viêm gan B mạn tính đối với bệnh nhân là người lớn gồm những loại thuốc nào?
Căn cứ điểm 2.5 khoản 2 Mục III Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3310/QĐ-BYT năm 2019 quy định về thuốc điều trị bệnh viên gan B mạn tính như sau:
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN VI RÚT B MẠN
...
2. Điều trị
..
2.5. Thuốc điều trị
Như vậy, đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm gan B mạn tính là người lớn thì thuốc điều trị bệnh gồm: Tenofovir disoproxil fumarate; Entecavir; Tenofovir alafenamide; Peg-IFN-α-2a.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?