Bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn là bệnh gì? Khi mắc phải bệnh tụ huyết trùng thì trâu, bò, lợn sẽ có đặc điểm dịch tễ như thế nào?
Bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn là bệnh như thế nào?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm thì bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra ở thể cấp tính, phổ biến ở lợn, trâu, bò, gia cầm do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.
Ngoài ra động vật có vú, động vật nhai lại, động vật hoang dã cũng có thể mắc bệnh tụ huyết trùng.
Theo phân loại bệnh của Tổ chức Thú y Thế giới, bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò (Haemorrhagic Septicaemia) do Pasteurella multocida typ B và bệnh tụ huyết trùng ở gia cầm (Fowl Cholera - bệnh dịch tả gia cầm) do Pasteurella multocida typ A gây ra được xếp vào danh mục các bệnh truyền nhiễm bảng B.
Vi khuẩn Gram âm, đa hình thái, thường đứng đơn lẻ hoặc đôi, không di động, không nha bào, hiếu khí, yếm khí tùy tiện, chiều rộng có kích thước từ 0,2 μm đến 0,4 μm và chiều dài có kích thước từ 0,6 μm đến 2,5 μm.
Dựa vào sự khác nhau của giáp mô, chia P. multocida thành 5 typ huyết thanh gồm: A, B, D, E, F. Tùy vào typ huyết thanh của vi khuẩn sẽ gây bệnh khác nhau trên các loài động vật khác nhau. Cụ thể như sau:
- P. multocida typ A gây bệnh cho trâu, bò, cừu, lợn, thỏ, gia cầm, một số động vật nuôi và động vật hoang dã.
- P. multocida typ B gây bệnh cho trâu, bò, lợn, gia cầm và một số loài nhai lại khác.
- P. multocida typ D gây bệnh cho lợn (viêm phổi, viêm teo mũi), gia cầm và một số loại vật nuôi.
- P. multocida typ E gây bệnh cho trâu, bò (chỉ ở châu Phi).
- P. multocida typ F gây bệnh cho gà, gà tây.
Bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn là bệnh gì? Khi mắc phải bệnh tụ huyết trùng thì trâu, bò, lợn sẽ có đặc điểm dịch tễ như thế nào? (Hình từ Internet)
Khi mắc phải bệnh tụ huyết trùng thì trâu, bò, lợn sẽ có đặc điểm dịch tễ như thế nào?
Có thể nhận biết việc trâu, bò, lợn mắc bệnh tụ huyết trùng thông qua các đặc điểm dịch tễ tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm. Cụ thể là các đặc điểm sau:
- Bệnh tụ huyết trùng là bệnh truyền nhiễm ở nhiều loài động vật, phổ biến ở lợn, trâu, bò, gia cầm. Bệnh xảy ra thường ở thể cấp tính.
Ở lợn, trâu, bò mắc bệnh do P. multocida typ A với đặc trưng là sốt và viêm phổi; Lợn, trâu, bò mắc bệnh do P. multocida typ B với đặc trưng là xuất huyết, nhiễm trùng huyết; Gia cầm mắc bệnh do P. multocida typ A với đặc trưng là tiêu chảy, phân lỏng.
- Động vật mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tụ huyết trùng. Trâu, bò thường mắc lúc 2 tuổi đến 3 tuổi; Lợn thường mắc lúc 16 tuần tuổi đến 18 tuần tuổi; Gia cầm thường mắc lúc 3 tuần tuổi đến 4 tuần tuổi.
- Bệnh tụ huyết trùng xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất là lúc thời tiết giao mùa, ở miền Bắc là lúc thời tiết chuyển từ mùa xuân sang mùa hè và mùa thu sang mùa đông; ở miền Nam là từ mùa mưa sang mùa khô và ngược lại.
- Bệnh lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe qua tiếp xúc, qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, động vật trung gian như chó, mèo, chuột, côn trùng, ruồi, muỗi, mòng ....
Thực hiện lấy mẫu chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn như thế nào?
Theo tiết 7.1.1 tiều mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-56:2023 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 56: Bệnh tụ huyết trùng ở lợn, trâu, bò, gia cầm thì việc lẫy mẫu để chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò, lợn được thực hiện như sau:
* Đối với động vật nghi mắc bệnh còn sống lấy mẫu là dịch tiết đường hô hấp trên hoặc mẫu máu có chất chống đông.
- Lấy mẫu dịch tiết đường hô hấp trên: Dùng tăm bông lấy dịch mũi hoặc dịch hầu họng, cho tăm bông vào ống nghiệm có chứa dung dịch nước muối sinh lý, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu;
- Mẫu máu có chất chống đông: Sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn 70 %, dùng bơm tiêm và kim tiêm lấy khoảng 1 ml đến 3 ml máu từ tĩnh mạch. Chuyển máu sang ống nghiệm đã có chất chống đông, trộn đều nhẹ nhàng trong 10 giây, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu;
* Đối với động vật đã chết hoặc động vật nghi mắc bệnh cần mổ khám
Để kiểm tra bệnh tích, lấy mẫu bệnh phẩm được thực hiện theo TCVN 8402:2010 và hướng dẫn kỹ thuật về lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm động vật trên cạn. Bệnh phẩm bao gồm: Phổi, gan, lách, máu tim, dịch xoang bao tim, tủy xương.
- Lấy mẫu phổi, gan, lách: Dùng pank, kéo cắt từ 10 g đến 100 g mỗi loại bệnh phẩm, để vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu;
- Lấy mẫu máu tim, dịch xoang bao tim: Dùng bơm tiêm và kim tiêm hoặc pipet để hút lấy máu tim, dịch xoang bao tim. Để mẫu trong bơm tiêm hoặc chuyển sang lọ vô trùng riêng biệt, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu;
- Tủy xương: Xương ống đã được róc bỏ phần thịt, để vào từng túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, ghi ký hiệu mẫu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?