Bệnh nhân nhập viện có vết thương bằng dao gây ra và phải chuyển lên tuyến trên thì xử lý như thế nào? Có cần báo công an không?
- Bệnh nhân nhập viện để được chuyển lên tuyến trên thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Bệnh nhân nhập viện được chuyển lên tuyến trên thì ai là người có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến?
- Bệnh nhân nhập viện có vết thương bằng dao gây ra và phải chuyển lên tuyến trên thì xử lý như thế nào? Có cần báo công an không?
Bệnh nhân nhập viện để được chuyển lên tuyến trên thì cần đáp ứng những điều kiện nào?
Bệnh nhân nhập viện để được chuyển lên tuyến trên thì cần đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT như sau:
- Bệnh không phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt hoặc bệnh phù hợp với năng lực chẩn đoán và điều trị, danh mục kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt nhưng do điều kiện khách quan, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó không đủ điều kiện để chẩn đoán và điều trị;
- Căn cứ vào danh mục kỹ thuật đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về y tế phê duyệt, nếu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên liền kề không có dịch vụ kỹ thuật phù hợp thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến dưới được chuyển lên tuyến cao hơn;
- Trước khi chuyển tuyến, người bệnh phải được hội chẩn và có chỉ định chuyển tuyến (trừ phòng khám và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến 4).
Bệnh nhân nhập viện chuyển lên tuyến trên (Hình từ Internet)
Bệnh nhân nhập viện được chuyển lên tuyến trên thì ai là người có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến?
Bệnh nhân nhập viện được chuyển lên tuyến trên thì người có thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến được quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2014/TT-BYT như sau:
Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến
1. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
2. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân: Người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền ký giấy chuyển tuyến.
3. Trong phiên trực, người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến đối với trường hợp cấp cứu.
Như vậy, người có thẩm quyền ký giấy chuyển lên tuyến trên cho bệnh nhân nhập viện còn tùy thuộc vào cơ sở khám chữa bệnh đó là của nhà nước hay tư nhân.
Trong trường hợp cấp cứu thì dù là nhà nước hay tư nhân, người có thẩm quyền ký lúc này là người trực lãnh đạo ký giấy chuyển tuyến.
Bệnh nhân nhập viện có vết thương bằng dao gây ra và phải chuyển lên tuyến trên thì xử lý như thế nào? Có cần báo công an không?
Bệnh nhân nhập viện có vết thương bằng dao gây ra và phải chuyển lên tuyến trên thì thủ tục được thực hiện theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 14/2014/TT-BYT như sau:
Thủ tục chuyển tuyến
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên hoặc cùng tuyến theo thủ tục sau đây:
a) Thông báo và giải thích rõ lý do chuyển tuyến cho người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh;
b) Ký giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp người bệnh cấp cứu, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần liên hệ với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến; kiểm tra lần cuối cùng tình trạng người bệnh trước khi chuyển; chuẩn bị sẵn sàng phương tiện để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;
d) Trường hợp người bệnh cần sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển người bệnh đi phải thông báo cụ thể về tình trạng của người bệnh và những yêu cầu hỗ trợ để cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến có biện pháp xử trí phù hợp;
đ) Giao giấy chuyển tuyến cho người hộ tống hoặc người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh để chuyển tới cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dự kiến chuyển người bệnh đến;
e) Bàn giao người bệnh, giấy chuyển tuyến cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển đến.
...
Về phần bệnh nhân nhập viện có vết thương ở ngực nghi do người chồng thực hiện thì đơn vị nên xem xét nếu vết thương này tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì có dấu hiệu phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 138 Bộ luật Hình sự 2015 hay không, khi đó bên anh phải trình báo công an, nếu không sẽ rủi ro cho bên anh, sẽ bị truy cứu theo tội không tố giác tội phạm theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015.
Còn nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể thấp hơn thì hành vi này sẽ ở mức độ xử phạt hành chính, bên anh không trình báo cũng không bị xử lý theo tội không tố giác tội phạm theo Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, cần theo dõi bệnh nhân, xem xét mức độ, thái độ, hành vi và cách ứng xử của người chồng dành cho vợ để xem xét có trình báo sự việc cho công an hay không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?
- Việc tiếp nhận, xử lý thông tin để phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương được thực hiện theo quy trình nào?
- Từ ngày 25/12/2024, tên miền đã tạm ngừng hoạt động được gỡ bỏ trạng thái tạm ngừng hoạt động trong các trường hợp nào?
- Tổng hợp trọn bộ danh mục mẫu báo cáo thống kê ngành tư pháp chia theo lĩnh vực chi tiết chuẩn Thông tư 03?