Bệnh gan tụy do Parvovirus gây ra ở tôm gây tỷ lệ chết đối với tôm trong ao nuôi tới bao nhiêu phần trăm?

Đối với tôm nuôi trong ao thì nếu mắc bệnh gan tụy do Parvovirus thì tỷ lệ chết của tôm có thể lên đến bao nhiêu phần trăm? Tôi muốn lấy một số mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán thì phải lấy mẫu như thế nào? Câu hỏi của anh Trung từ Nha Trang.

Bệnh gan tụy do Parvovirus gây ra ở tôm gây tỷ lệ chết đối với tôm trong ao nuôi tới bao nhiêu phần trăm?

Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-13:2005 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 13: Bệnh gan tụy do Parvovirus ở tôm quy định về đặc điểm dịch tễ như sau:

Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ.
Bệnh gan tụy do HPV gây ra cho tôm nuôi và tôm tự nhiên có thể xảy ra quanh năm ở khắp các vùng nuôi tôm.
CHÚ THÍCH Bệnh gan tụy do HPV thường xảy ra ở các nước: China, Korea, Taiwan, Thailand, Singapore, Malaysia, Indonesia, the Philippines, Australia, Kenya, Madagascar, Israel; Kuwait, Mexico, Honduras, El Salvador, Colombia, Ecuador, Peru, Brazil;
Tôm nhiễm bệnh ở giai đoạn ấu trùng và tôm giống với tỷ lệ nhiễm cao.
Tỷ lệ chết từ 50 % đến 100 % số tôm trong ao nuôi.
Bệnh gan tụy do HPV lây truyền chủ yếu theo trục dọc từ tôm bố mẹ sang đàn con, một số ít lây nhiễm theo trục ngang từ con này sang con khác.

Theo đó, tôm trong ao nuôi khi nhiễm bệnh gan tụy do Parvovirus sẽ có tỷ lệ tử vong từ 50% đến 100%.

Bệnh gan tụy do HPV gây ra cho tôm nuôi và tôm tự nhiên có thể xảy ra quanh năm ở khắp các vùng nuôi tôm do HPV lây truyền chủ yếu theo trục dọc từ tôm bố mẹ sang đàn con, một số ít lây nhiễm theo trục ngang từ con này sang con khác.

Bệnh gan tụy do HPV thường xảy ra ở các nước: China, Korea, Taiwan, Thailand, Singapore, Malaysia, Indonesia, the Philippines, Australia, Kenya, Madagascar, Israel; Kuwait, Mexico, Honduras, El Salvador, Colombia, Ecuador, Peru, Brazil.

Bệnh gan tụy do Parvovirus gây ra ở tôm gây tỷ lệ chết đối với tôm trong ao nuôi tới bao nhiêu phần trăm?

Bệnh gan tụy do Parvovirus gây ra ở tôm gây tỷ lệ chết đối với tôm trong ao nuôi tới bao nhiêu phần trăm? (Hình từ Internet)

Để chẩn đoán bệnh gan tụy do Parvovirus ở tôm bằng phương pháp PCR thì cần lấy mẫu bệnh phẩm thế nào?

Theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-13:2005 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 13: Bệnh gan tụy do Parvovirus ở tôm quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành chẩn đoán bệnh bằng phương pháp PCR như sau:

Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction).
6.1.1. Lấy mẫu.
- Thu mẫu tôm có dấu hiệu bệnh lý, còn sống hoặc vừa mới chết.
- Bệnh phẩm: Tôm nguyên con hoặc khối gan tụy.
- Số lượng tôm trên mỗi mẫu phụ thuộc vào kích cỡ của tôm:
+ Tôm giống: lấy từ 5 con/mẫu đến 10 con/mẫu;
+ Tôm trưởng thành, tôm bố mẹ: lấy từ 3 con/mẫu đến 5 con/mẫu.
- Lấy mẫu mỗi loại bệnh phẩm, cho vào từng lọ hay túi nilon vô trùng riêng biệt, đậy kín, thao tác lấy mẫu, dụng cụ đựng mẫu và tiếp xúc với mẫu phải đảm bảo vô trùng.
6.1.2. Bảo quản mẫu.
Trong quá trình vận chuyển mẫu được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 oC đến 8 oC không quá 24h hoặc bảo quản trong etanol tuyệt đối (3.1.1);
Mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm nếu chưa phân tích ngay phải được bảo quản ở nhiệt độ âm 20 oC đến âm 80 oC hoặc trong etanol tuyệt đối (3.1.1).
6.1.3. Chuẩn bị mẫu.
Bệnh phẩm: tôm giống và hậu ấu trùng sử dụng nguyên con;
Bệnh phẩm: tôm bố mẹ, tôm thương phẩm dùng panh, kéo vô trùng cắt lấy một phần khối gan tụy.
Lượng mẫu cần chuẩn bị: khoảng 30 m

Như vậy, để chẩn đoán bệnh gan tụy do Parvovirus ở tôm bằng phường pháp PCR cần lấy mẫu bệnh phẩm như sau:

- Bệnh phẩm: Tôm nguyên con hoặc khối gan tụy.

- Số lượng tôm trên mỗi mẫu phụ thuộc vào kích cỡ của tôm: nếu tôm giống thì lấy từ 5 con/mẫu đến 10 con/mẫu; nếu là tôm trưởng thành, tôm bố mẹ thì lấy từ 3 con/mẫu đến 5 con/mẫu.

Lấy mẫu mỗi loại bệnh phẩm, cho vào từng lọ hay túi nilon vô trùng riêng biệt, đậy kín, thao tác lấy mẫu, dụng cụ đựng mẫu và tiếp xúc với mẫu phải đảm bảo vô trùng.

Cần lưu ý: mẫu bệnh phẩm dùng cho việc chẩn đoán phải là tôm có dấu hiệu bệnh lý, còn sống hoặc vừa mới chết.

Một số thiết bị dụng cụ dùng cho việc chẩn đoán bệnh gan tuy do Parvovirus ở tôm bằng phương pháp PCR gồm những thiết bị dụng cụ nào?

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-13:2005 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 13: Bệnh gan tụy do Parvovirus ở tôm quy định về thiết bị dụng cụ dùng trong phương pháp PCR như sau:

Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng thiết bị dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm sinh học và những thiết bị, dụng cụ sau:
4.1. Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp chẩn đoán bằng PCR.
4.1.1. Máy nhân gen (PCR).
4.1.2. Máy ly tâm, có thể ly tâm với gia tốc 6 000 g và 20 000 g.
4.1.3. Máy lắc trộn vortex.
4.1.4. Máy spindown.
4.1.5 Bộ điện di, gồm bộ nguồn và bể chạy điện di.
4.1.6. Máy đọc gel.
4.2. Thiết bị, dụng cụ dùng cho phương pháp kiểm tra bệnh tích vi thể bằng parafin.
4.2.1. Khuôn nhựa, loại chuyên dụng cho làm tiêu bản vi thể.
4.2.2. Máy xử lý mẫu mô tự động.
4.2.3. Nồi đun parafin, có thể duy trì nhiệt độ từ 56 oC đến 65 oC.
4.2.4. Khay sắt, loại chuyên dụng cho làm tiêu bản vi thể.
4.2.5. Máy làm lạnh tiêu bản, có thể duy trì nhiệt độ từ âm 10 oC đến 4 oC.
4.2.6. Máy cắt tiêu bản, cắt ở độ mỏng từ 3 mm đến 5 mm.
4.2.7. Nồi dãn tiêu bản, có thể duy trì nhiệt độ từ 35 oC đến 65 oC
4.2.8. Phiến kính, vô trùng.
4.2.9. Lamen, vô trùng.
4.2.10. Kính hiển vi quang học, vật kính 10 X, 20X, 40 X và 100 X.

Từ tiêu chuẩn trên thì thiết bị dụng cụ dùng trong phương pháp PCR gồm:

- Máy nhân gen (PCR).

- Máy ly tâm, có thể ly tâm với gia tốc 6 000 g và 20 000 g.

- Máy lắc trộn vortex.

- Máy spindown.

- Bộ điện di, gồm bộ nguồn và bể chạy điện di.

- Máy đọc gel.

Bệnh gan tụy ở tôm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bệnh gan tụy do Parvovirus gây ra ở tôm gây tỷ lệ chết đối với tôm trong ao nuôi tới bao nhiêu phần trăm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh gan tụy ở tôm
369 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh gan tụy ở tôm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào