Bệnh đái tháo đường là gì? Bệnh đái tháo đường có thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày không?
Bệnh đái tháo đường là gì?
Bệnh đái tháo đường được định nghĩa tại Mục I Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3280/QĐ-BYT năm 2011 như sau:
I. KHÁI NIỆM
Đái tháo đường là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau:
1. Tăng glucose máu;
2. Kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbonhydrat, lipid và protein;
3. Bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch khác.
Theo quy định nêu trên thì bệnh đái tháo đường là một rối loạn mạn tính, có những thuộc tính sau:
- Tăng glucose máu;
- Kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbonhydrat, lipid và protein;
- Bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch khác.
Bệnh đái tháo đường là gì? Bệnh đái tháo đường có thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày không? (Hình từ Internet)
Việc chẩn đoán bệnh đái tháo đường được quy định như thế nào?
Việc chẩn đoán bệnh đái tháo đường được quy định tại tiểu mục 1 Mục III Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3280/QĐ-BYT năm 2011 như sau:
(1) Chẩn đoán sớm bệnh đái tháo đường týp 2: Đối tượng có yếu tố nguy cơ để sàng lọc bệnh đái tháo đường týp 2: Tuổi ≥ 45 và có một trong các yếu tố nguy cơ sau đây:
- BMI ≥ 23 (xem phụ lục 1: Tiêu chuẩn chẩn đoán thừa cân, béo phì dựa vào BMI và số đo vòng eo áp dụng cho người trưởng thành khu vực Châu Á (theo IDF, 2005)
- Huyết áp trên 130/85 mmHg
- Trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị em ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường týp 2).
- Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền đái tháo đường (suy giảm dung nạp đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp glucose).
- Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (đái tháo đường thai kỳ, sinh con to - nặng trên 3600 gam, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lưu).
- Người có rối loạn Lipid máu; đặc biệt khi HDL-c dưới 0,9 mmol/L và Triglycrid trên 2,2 mmol/l.
(2) Chẩn đoán tiền đái tháo đường (Prediabetes).
- Rối loạn dung nạp glucose (IGT), nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống từ 7,8 mmol/l (140 mg/dl) đến 11,0 mmol/l (200 mg/dl).
- Suy giảm glucose máu lúc đói (IFG), nếu lượng glucose huyết tương lúc đói (sau ăn 8 giờ) từ 6,1 mmol/l (110 mg/dl) đến 6,9 mmol/l (125 mg/dl) và lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ của nghiệm pháp tăng glucose máu dưới 7,8 mmol/l (< 140 mg/dl).
(3) Chẩn đoán xác định đái tháo đường: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường (WHO- 1999), dựa vào một trong 3 tiêu chí:
- Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl).
- Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
- Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).
Những điểm cần lưu ý:
- Nếu chẩn đoán dựa vào glucose huyết tương lúc đói và/hoặc nghiệm pháp dung nạp tăng glucose máu bằng đường uống, thì phải làm 2 lần vào hai ngày khác nhau.
- Có những trường hợp được chẩn đoán là đái tháo đường nhưng lại có glucose huyết tương lúc đói bình thường. Trong những trường hợp đặc biệt này phải ghi rõ chẩn đoán bằng phương pháp nào. Ví dụ “Đái tháo đường týp 2 - Phương pháp tăng glucose máu bằng đường uống”.
Bên cạnh đó, bệnh đái tháo đường còn được phân loại (Phân loại đơn giản) theo quy định tại tiểu mục 2 Mục III Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường týp 2 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 3280/QĐ-BYT năm 2011 như sau:
+ Đái tháo đường týp 1: Là hậu quả của quá trình hủy hoại các tế bào beta của đảo tụy. Hậu quả là cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hóa, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong.
+ Đái tháo đường týp 2.
+ Các thể đặc biệt khác.
- Khiếm khuyết chức năng tế bào beta, giảm hoạt tính của insulin do gen.
- Bệnh lý của tụy ngoại tiết.
- Do các bệnh Nội tiết khác.
- Nguyên nhân do thuốc hoặc hóa chất khác.
- Nguyên nhân do nhiễm trùng.
- Các thể ít gặp, các hội chứng về gen.
+ Đái tháo đường thai kỳ.
Bệnh đái tháo đường có thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày không?
Theo Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT quy định như sau:
Theo quy định nêu trên thì bệnh đái tháo đường thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Bệnh đái tháo đường có mã bệnh theo ICD 10 là E10 đến E14.
Lưu ý: Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là cơ sở để thực hiện chế độ, quyền lợi cho người lao động theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhật ký giám sát công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia lớp 3? Nội dung đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 ra sao?
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?