Bên bán điện dư là gì? Bên bán điện dư ký kết hợp đồng mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất với ai?
Bên bán điện dư là gì?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 135/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Bên mua điện dư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc đơn vị thành viên được Tập đoàn Điện lực Việt Nam ủy quyền.
8. Bên bán điện dư là tổ chức, cá nhân sở hữu điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ hoặc tổ chức, cá nhân tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nêu trên theo quy định của pháp luật.
Theo đó, bên bán điện dư là tổ chức, cá nhân sở hữu điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ hoặc tổ chức, cá nhân tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nêu trên theo quy định của pháp luật.
Bên bán điện dư là gì? Bên bán điện dư ký kết hợp đồng mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất với ai? (Hình từ Internet)
Bên bán điện dư ký kết hợp đồng mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất với ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 135/2024/NĐ-CP có quy định về việc thực hiện mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ bán điện dư như sau:
Thực hiện mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ bán điện dư
1. Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị bán điện từ điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu bao gồm: văn bản đề nghị bán điện, tài liệu kỹ thuật về tấm quang điện mặt trời, bộ biến đổi điện từ một chiều sang xoay chiều; đường dây tải điện; giấy chứng nhận xuất xưởng, chứng nhận chất lượng thiết bị (bản sao y); giấy chứng nhận đăng ký phát triển đối với đối tượng quy định tại Nghị định này hoặc văn bản của Sở Công Thương xác nhận công suất thuộc quy hoạch, kế hoạch thực hiện quy hoạch được phân bổ tại địa phương; hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo pháp luật về xây dựng; các văn bản chấp thuận nghiệm thu (nếu có) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng, phòng cháy và chữa cháy, môi trường theo quy định.
2. Các bên thực hiện kiểm tra kỹ thuật, lắp đặt công tơ đo đếm sản lượng điện, chốt chỉ số công tơ. Sau đó các bên ký hợp đồng mua bán điện và đóng điện, đưa điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ vào khai thác, sử dụng; thời hạn bên mua điện dư ký hợp đồng là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, hồ sơ đề nghị bán điện của bên bán điện dư.
3. Bên mua điện dư và bên bán điện dư ký kết hợp đồng mua bán điện theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Thời hạn của hợp đồng mua bán điện là 05 năm kể từ ngày điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được đưa vào khai thác, sử dụng. Sau thời gian này, việc gia hạn thời gian hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, bên bán điện dư thực hiện ký kết hợp đồng mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ bán điện dư với bên mua điện dư.
Mẫu hợp đồng mua bán điện đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ là mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 135/2024/NĐ-CP: Tải về
Việc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất phải bảo đảm nguyên tắc nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 135/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Nguyên tắc phát triển
1. Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đối tượng được quy định tại Nghị định này.
2. Hoạt động mua bán sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Công suất phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia tại mỗi địa phương phải phù hợp với quy định tại Nghị định này, không bao gồm điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ tại các huyện, xã hải đảo có lưới điện nhưng chưa đấu nối, liên kết với hệ thống điện quốc gia.
4. Công trình xây dựng trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm đã tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, an toàn, phòng cháy chữa cháy. Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải tuân thủ quy định pháp luật về an toàn điện, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.
...
Như vậy, việc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đối tượng được quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP.
Ngoài ra, công trình xây dựng trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm đã tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, an toàn, phòng cháy chữa cháy. Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải tuân thủ quy định pháp luật về an toàn điện, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải được sơn màu gì? Tài xế lái xe ô tô đưa đón trẻ em mầm non phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm?
- Lịch nghỉ tết ngân hàng HDBank 2025 chi tiết? Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng là ai?
- Ngân hàng ACB làm việc đến ngày nào nghỉ Tết 2025? Mức trích lập dự phòng chung của tổ chức tín dụng?
- Giờ đẹp cúng rước ông bà về ăn Tết năm 2025? Cách cúng mời ông bà về ăn Tết Nguyên Đán năm 2025? Cúng rước ông bà gồm những món gì
- Mùng 4 Tết Âm lịch là ngày mấy dương lịch? Mùng 4 Tết Âm lịch là thứ mấy? Tết Âm lịch Ất Tỵ có bắn pháo hoa không?