Bay trong nước có cần hộ chiếu không? Nếu không thì có thể dùng loại giấy tờ thay thế nào khác?
Bay trong nước có cần hộ chiếu không? Nếu không thì có thể dùng loại giấy tờ thay thế nào khác?
Giấy tờ nhân thân khi làm thủ tục đi máy bay nội địa được quy định tại tiểu mục 1 Mục 1 Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư 13/2019/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 71 đến khoản 88 Điều 1 Thông tư 41/2020/TT-BGTVT và được bổ sung bởi khoản 4 Điều 5 Thông tư 28/2020/TT-BGTVT, cụ thể gồm một trong các giấy tờ sau:
- Hộ chiếu hoặc giấy thông hành; thị thực rời, thẻ thường trú, thẻ tạm trú;
- Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân;
- Giấy chứng minh, chứng nhận của công an nhân dân, quân đội nhân dân;
- Thẻ Đại biểu Quốc hội; thẻ Đảng viên; thẻ Nhà báo;
- Giấy phép lái xe ô tô, mô tô;
- Thẻ của Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia; thẻ kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay loại có giá trị sử dụng dài hạn;
- Thẻ nhận dạng của các hãng hàng không Việt Nam;
- Giấy xác nhận nhân thân do công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận (giấy xác nhận có các thông tin thể hiện các nội dung sau:
+ Cơ quan xác nhận, người xác nhận; ngày, tháng, năm xác nhận;
+ Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quê quán, nơi thường trú của người được xác nhận; lý do xác nhận.
Giấy xác nhận có dán ảnh, đóng dấu giáp lai và chỉ có giá trị trong vòng 30 ngày kể từ ngày xác nhận); giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận hành khách là người vừa chấp hành xong bản án.
Như vậy, bay trong nước không nhất thiết phải có hộ chiếu mà có thể thay thế bằng một trong số các giấy tờ nêu trên.
Một số lưu ý: Với các giấy tờ nhân thân của hành khách sử dụng khi đi máy bay nội địa phải là bản chính và còn giá trị sử dụng.
- Nếu là giấy khai sinh, giấy chứng sinh thì phải là bản chính hoặc bản sao có chứng thực.
- Không chấp nhận giấy tờ không có ảnh hoặc ảnh không theo quy định của pháp luật, trừ giấy khai sinh, giấy chứng sinh, giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền chứng minh việc áp giải.
Bay trong nước có cần hộ chiếu không? Nếu không thì có thể dùng loại giấy tờ thay thế nào khác? (hình từ internet)
Giá vé máy bay khi bay trong nước được quy định như thế nào?
Giá vé máy bay khi bay trong nước được quy định tại Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT, cụ thể như sau:
Nhóm | Khoảng cách đường bay | Mức tối đa (đồng/vé một chiều) |
I | Dưới 500 km | |
1. | Nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội | 1.600.000 |
2. | Nhóm đường bay khác dưới 500 km | 1.700.000 |
II | Từ 500km đến dưới 850 km | 2.200.000 |
III | Từ 850 km đến dưới 1.000 km | 2.790.000 |
IV | Từ 1.000 km đến dưới 1.280 km | 3.200.000 |
V | Từ 1.280 km trở lên | 3.750.000 |
Lưu ý:
(1) Mức tối đa giá dịch vụ nêu trên đã bao gồm toàn bộ chi phí hành khách phải trả cho 01 vé máy bay, trừ các khoản thu sau:
- Thuế giá trị gia tăng;
- Các khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách và dịch vụ đảm bảo an ninh, bao gồm: giá phục vụ hành khách, giá đảm bảo an ninh hành khách, hành lý;
- Khoản giá dịch vụ đối với các hạng mục tăng thêm.
(2) Giá dịch vụ đối với các dịch vụ tăng thêm do các hãng hàng không quyết định trên cơ sở cân đối khả năng cung cấp dịch vụ của hãng hàng không và nhu cầu của thị trường.
Hành khách khi bay trong nước có các quyền gì?
Hành khách khi bay trong nước có các quyền được quy định tại Điều 147 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014), cụ thể như sau:
Quyền của hành khách
1. Được thông báo bằng văn bản về mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người vận chuyển áp dụng đối với trường hợp hành khách bị chết, bị thương, hành lý bị hư hỏng, mất và vận chuyển chậm.
2. Trong trường hợp hành khách không được vận chuyển do lỗi của người vận chuyển, hành khách có quyền yêu cầu người vận chuyển thu xếp hành trình phù hợp hoặc hoàn trả lại tiền phần vé chưa sử dụng.
3. Trong các trường hợp quy định tại Điều 146 của Luật này, hành khách được nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
4. Từ chối chuyến bay; nếu đang trong hành trình, hành khách có quyền từ chối bay tiếp tại bất kỳ cảng hàng không, sân bay hoặc nơi hạ cánh bắt buộc nào và có quyền nhận lại tiền vé hoặc số tiền tương ứng của phần vé chưa sử dụng, sau khi đã trừ phí và tiền phạt được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
5. Được miễn giá dịch vụ vận chuyển hành lý với mức tối thiểu được ghi trong Điều lệ vận chuyển.
6. Trẻ em dưới mười hai tuổi đi tàu bay được miễn, giảm giá dịch vụ vận chuyển với mức ghi trong Điều lệ vận chuyển.
Trẻ em từ hai tuổi đến dưới mười hai tuổi được bố trí chỗ ngồi riêng; trẻ em dưới hai tuổi không có chỗ ngồi riêng và phải có người lớn đi cùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?