Bảo vệ cơ quan có cần được đào tạo nghề không? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Xin chào, hiện tại cơ quan tôi đang có nhu cầu thuê bảo vệ nên tôi thắc mắc là bảo vệ cơ quan có cần được đào tạo nghề không? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được quy định như thế nào? Bảo vệ cơ quan cần trang bị những phương tiện gì? Xin cảm ơn!

Nghiệp vụ bảo vệ là gì?

Theo Điều 4 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về nghiệp vụ bảo vệ như sau:

“Điều 4. Nghiệp vụ bảo vệ
1. Nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp các biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cơ quan, doanh nghiệp. Biện pháp nghiệp vụ bảo vệ bao gồm:
a) Biện pháp hành chính;
b) Biện pháp quần chúng;
c) Biện pháp tuần tra, canh gác.
2. Bộ Công an quy định cụ thể các biện pháp nghiệp vụ quy định tại Khoản 1 Điều này”

Theo đó, nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp các biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ nhằm bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cơ quan, doanh nghiệp. Biện pháp nghiệp vụ bảo vệ bao gồm:

- Biện pháp hành chính;

- Biện pháp quần chúng;

- Biện pháp tuần tra, canh gác.

Bảo vệ cơ quan có cần được đào tạo nghề không?

Bảo vệ cơ quan có cần được đào tạo nghề không?

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Theo Điều 3 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp như sau:

“Điều 3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
1. Tổ chức bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thành lập; chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan Công an.
2. Tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”

Theo đó, tổ chức bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp quyết định thành lập; chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ bảo vệ của cơ quan Công an. Tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp phải thực hiện theo đúng quy định, nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp để thực hiện hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Bảo vệ cơ quan có cần được đào tạo nghề không?

Theo Điều 6 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ như sau:

“Điều 6. Tiêu chuẩn nhân viên bảo vệ
Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên; có lý lịch rõ ràng; phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên (đối với miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên), có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ. Ưu tiên tuyển dụng lực lượng bảo vệ là những người đã có thời gian công tác trong lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân.”

Theo đó, quy định về tiêu chuẩn của nhân viên bảo vệ cơ quan không yêu cầu nhân viên bảo vệ phải qua đào tạo nghề. Tuy nhiên, nếu là cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì trách nhiệm của cơ sở này phải sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ đã được đào tạo và được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ (Khoản 2 Điều 32 Nghị định 96/2016/NĐ-CP), do đó nếu bạn thuê bảo vệ từ cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì những người này phải là những người đã qua đào tạo và được cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ.

Bảo vệ cơ quan cần trang bị những phương tiện gì?

Theo Điều 15 Nghị định 06/2013/NĐ-CP quy định về trang bị phương tiện đối với bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp như sau:

“Điều 15. Trang bị phương tiện đối với bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp
1. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp trang phục, trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
2. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận, trang bị biển hiệu, băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác theo quy định để phục vụ công tác bảo vệ.
3. Bộ Công an quy định và hướng dẫn cụ thể về trang bị phương tiện và quản lý, sử dụng trang bị phương tiện đối với lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp theo quy định của Điều này.”

Theo đó, lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp trang phục, trang bị và sử dụng vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận, trang bị biển hiệu, băng chức danh và các phương tiện cần thiết khác theo quy định để phục vụ công tác bảo vệ.

Bảo vệ cơ quan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảo vệ cơ quan có cần được đào tạo nghề không? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ cơ quan
4,146 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ cơ quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ cơ quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào