Bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những hình thức nào?
- Bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những hình thức nào?
- Các nội dung khác về bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo sự điều chỉnh của luật gì?
- Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những cơ quan nào?
Bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những hình thức nào?
Hình thức bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
- Bảo trì theo chất lượng thực hiện là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo các tiêu chuẩn chất lượng xác định, trong một khoảng thời gian với một số tiền nhất định được quy định tại Hợp đồng kinh tế.
+ Hình thức bảo trì theo chất lượng thực hiện chỉ được áp dụng đối với hoạt động bảo dưỡng thường xuyên công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
+ Tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Bảo trì theo khối lượng thực tế là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo khối lượng công việc thực tế đã thực hiện.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) quyết định hoặc ban hành Quy định thẩm quyền quyết định việc áp dụng hình thức bảo trì theo chất lượng thực hiện hoặc bảo trì theo khối lượng thực tế thực hiện đối với hoạt động bảo dưỡng thường xuyên.
Bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Các nội dung khác về bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo sự điều chỉnh của luật gì?
Bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được quy định tại Điều 10 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
...
3. Các nội dung khác về bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật khác có liên quan.
...
Theo đó, các nội dung khác về bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, pháp luật khác có liên quan.
Lưu ý:
Trong quá trình quản lý, bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trường hợp phát sinh vật liệu, vật tư thu hồi từ việc bảo trì công trình theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 44/2024/NĐ-CP thì việc xử lý vật liệu, vật tư thu hồi được thực hiện theo quy định tại Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những cơ quan nào?
Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường được quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 44/2024/NĐ-CP như sau:
Đối tượng áp dụng
...
2. Cơ quan quản lý đường bộ, gồm:
a) Cơ quan quản lý đường bộ ở trung ương là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông đường bộ và được Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ là cơ quan quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
b) Cơ quan quản lý đường bộ cấp tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
c) Cơ quan quản lý đường bộ cấp huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ.
d) Cơ quan quản lý đường bộ cấp xã là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã).
3. Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (sau đây gọi là cơ quan quản lý tài sản), gồm:
a) Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
b) Cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh là cơ quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
c) Cơ quan quản lý tài sản cấp huyện là cơ quan quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
d) Cơ quan quản lý tài sản cấp xã là cơ quan quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bao gồm những cơ quan sau:
- Cơ quan quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Cơ quan quản lý tài sản cấp tỉnh là cơ quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Cơ quan quản lý tài sản cấp huyện là cơ quan quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
- Cơ quan quản lý tài sản cấp xã là cơ quan quy định tại điểm d khoản 2 Điều 2 Nghị định 44/2024/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?