Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Nhà nước không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Báo Pháp luật Việt Nam là gì?
Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Nhà nước không?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 1158/QĐ-BTP năm 2018 quy định về chức năng của Báo Pháp luật Việt Nam như sau:
Chức năng
1. Báo Pháp luật Việt Nam (sau đây gọi là Báo) là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp, thực hiện chức năng thông tin về các hoạt động của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội trong nước và quốc tế; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và công tác tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Tư pháp, đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Báo chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông; định hướng hoạt động của Ban Tuyên giáo Trung ương.
2. Báo là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp, có trụ sở tại Hà Nội; có con dấu và tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
Báo Pháp luật Việt Nam là cơ quan ngôn luận của Bộ Tư pháp và là đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp.
Chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và sự quản lý nhà nước về báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông; định hướng hoạt động của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Báo Pháp luật Việt Nam thực hiện các chức năng sau:
+ Thông tin về các hoạt động của Bộ Tư pháp, ngành Tư pháp và các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội trong nước và quốc tế;
+ Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và công tác tư pháp phục vụ yêu cầu quản lý của Bộ Tư pháp;
+ Đáp ứng nhu cầu của xã hội về thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật và hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Báo Pháp luật Việt Nam (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Báo Pháp luật Việt Nam là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 1158/QĐ-BTP năm 2018 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Báo Pháp luật Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Báo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch hoạt động dài hạn, 5 năm và hàng năm của Báo; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
2. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các đề án, dự thảo văn bản về tổ chức và hoạt động của Báo và các văn bản khác do Bộ trưởng giao.
3. Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Báo; đề án, chương trình, kế hoạch hoạt động của Báo sau khi được phê duyệt.
4. Tổ chức sản xuất các ấn phẩm báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích và quy định của pháp luật về báo chí, thông tin và truyền thông.
5. Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và hoạt động tư pháp thông qua công tác xuất bản các ấn phẩm báo chí in và báo chí điện tử.
6. Phản ánh, hướng dẫn dư luận xã hội; thực hiện diễn đàn trao đổi về hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật, hoạt động tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
7. Phát hiện, nêu gương, cổ vũ các phong trào thi đua, các nhân tố mới, điển hình, người tốt việc tốt trong đời sống xã hội và trong hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp theo phương châm “Sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật”, đề cao ý thức tôn trọng pháp luật, tham gia đấu tranh phòng, chống các vi phạm pháp luật, các hiện tượng tiệu cực trong hoạt động tư pháp và trong xã hội.
8. Tổ chức, tham gia các chương trình hoạt động xã hội phục vụ nhiệm vụ chính trị của Bộ.
9. Thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin, truyền thông và các dịch vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Báo và theo quy định của pháp luật, phân công, phân cấp của Bộ.
11. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, quản lý tài sản theo quy định của pháp luật và theo sự phân công, phân cấp của Bộ.
12. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức; thực hiện ứng dụng khoa học công nghệ thông tin trong hoạt động của Báo. 13. Thực hiện công tác quản lý công chức, viên chức, người lao động, cộng tác viên và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
14. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động của Báo theo quy định của pháp luật và của Bộ.
15. Sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về tình hình tổ chức và hoạt động của Báo theo quy định.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
Một số nhiệm vụ chính của Báo Pháp luật Việt Nam là:
- Sản xuất các ấn phẩm báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp phù hợp với chức năng, tôn chỉ, mục đích và quy định của pháp luật về báo chí, thông tin và truyền thông.
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các hoạt động xây dựng, thi hành pháp luật và hoạt động tư pháp thông qua công tác xuất bản các sản phẩm đó.
- Phát hiện, nêu gương, cổ vũ các phong trào thi đua, các nhân tố mới, điển hình, người tốt việc tốt trong đời sống xã hội và trong hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp.
- Thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ thông tin, truyền thông và các dịch vụ khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật.
- Và các nhiệm vụ khác nêu trên.
Lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam gồm có những ai?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 1158/QĐ-BTP năm 2018 quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế của Báo Pháp luật Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức của Báo, gồm:
a) Lãnh đạo Báo:
Lãnh đạo Báo gồm Tổng Biên tập và không quá 03 (ba) Phó Tổng biên tập.
Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Báo.
Các Phó Tổng biên tập giúp Tổng Biên tập quản lý, điều hành hoạt động của Báo; được Tổng Biên tập phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Báo; chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành những lĩnh vực công tác được phân công.
b) Các đơn vị trực thuộc Báo
- Ban Thư ký toà soạn;
- Ban Thời sự chính trị;
- Ban Kinh tế;
- Ban Nội chính;
- Ban Văn hóa - Xã hội;
- Ban Bạn đọc;
- Ban Doanh nhân và Pháp luật;
- Ban Báo Pháp luật điện tử;
- Ban Chuyên đề báo in;
- Ban Chuyên đề báo điện tử;
- Ban Trị sự;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị trực thuộc Báo tại điểm này do Bộ trưởng quyết định trên cơ sở đề nghị của Tổng Biên tập Báo và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
c) Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phát triển, Tổng biên tập quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp trực thuộc để hoạt động dịch vụ theo quy định của pháp luật; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi được Bộ trưởng phê duyệt chủ trương theo quy định của Luật báo chí.
d) Tổng Biên tập quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các đơn vị thuộc Báo.
2. Số lượng người làm việc (biên chế sự nghiệp) của Báo thuộc biên chế sự nghiệp của Bộ Tư pháp, do Tổng Biên tập quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
Lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam gồm gồm có:
- Tổng Biên tập;
- Không quá 03 (ba) Phó Tổng biên tập.
Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Báo.
Các Phó Tổng biên tập giúp Tổng Biên tập quản lý, điều hành hoạt động của Báo; được Tổng Biên tập phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Báo; chịu trách nhiệm trước Tổng Biên tập và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành những lĩnh vực công tác được phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?