Bạo lực mạng có phải là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác không? Mức phạt tiền cao nhất với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm?
- Bạo lực mạng có phải là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác không?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất đối với hành vi sử dụng dịch vụ mạng xã hội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là bao nhiêu?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng dịch vụ mạng xã hội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là bao lâu?
Bạo lực mạng có phải là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác không?
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về khái niệm bạo lực mạng là như thế nào.
Do đó, theo cách hiểu thông thường thì bạo lực mạng là việc sử dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi như: đăng tải hình ảnh, nhắn tin, bình luận... nhằm mục đích gây hại, đe dọa, hoặc xâm phạm đến quyền riêng tư, danh dự, nhân phẩm của người khác.
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín
1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.
Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
5. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Theo đó danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.
Bạo lực mạng có phải là hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác không? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt vi phạm hành chính cao nhất đối với hành vi sử dụng dịch vụ mạng xã hội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là bao nhiêu?
Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng mạng xã hội được quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau:
Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân là 40.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Như vậy, theo quy định, người có hành vi sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức cao nhất là 10.000.000 đồng (bằng 1/2 mức phạt tối đa áp dụng với tổ chức).
Ngoài ra, người thực hiện hành vi sử dụng dịch vụ mạng xã hội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác còn buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng dịch vụ mạng xã hội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (được bổ sung bởi điểm b và c khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng dịch vụ mạng xã hội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?