Bảo hộ cá nhân và giám sát sức khỏe tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4 quy định như thế nào?

Thực hiện các thao tác trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4 như thế nào? Bảo hộ cá nhân và giám sát sức khỏe tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4 quy định như thế nào? Xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4 ra sao? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Tú Duy - Long Thành.

Bảo hộ cá nhân và giám sát sức khỏe tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4 quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 37/2017/TT-BYT quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định như sau:

Quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV
1. Quy định vào, ra phòng xét nghiệm:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV phải đáp ứng đầy đủ quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Quy định về bảo hộ cá nhân và giám sát sức khỏe:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV phải đáp ứng đầy đủ quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư này và các quy định sau:
a) Khi vào phòng xét nghiệm, nhân viên phòng xét nghiệm phải thay toàn bộ quần áo mặc ở bên ngoài bằng trang phục bảo hộ chuyên dụng của phòng xét nghiệm tại phòng thay đồ; trước khi ra khỏi phòng xét nghiệm nhân viên phải tắm và cởi bỏ trang phục bảo hộ chuyên dụng của phòng xét nghiệm tại phòng thay đồ;
b) Không được mang bất cứ đồ cá nhân nào, trừ kính mắt hoặc kính áp tròng, vào phòng xét nghiệm. Kính mắt hoặc kính áp tròng phải được khử nhiễm trước khi đưa ra khỏi phòng xét nghiệm.
...

Theo đó, quy định về bảo hộ cá nhân và giám sát sức khỏe:

Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4 phải đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này và các quy định sau:

- Khi vào phòng xét nghiệm, nhân viên phòng xét nghiệm phải thay toàn bộ quần áo mặc ở bên ngoài bằng trang phục bảo hộ chuyên dụng của phòng xét nghiệm tại phòng thay đồ; trước khi ra khỏi phòng xét nghiệm nhân viên phải tắm và cởi bỏ trang phục bảo hộ chuyên dụng của phòng xét nghiệm tại phòng thay đồ;

- Không được mang bất cứ đồ cá nhân nào, trừ kính mắt hoặc kính áp tròng, vào phòng xét nghiệm. Kính mắt hoặc kính áp tròng phải được khử nhiễm trước khi đưa ra khỏi phòng xét nghiệm.

Phòng xét nghiệm

Phòng xét nghiệm (Hình từ Internet)

Thực hiện các thao tác trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4 như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 6 Thông tư 37/2017/TT-BYT quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định như sau:

Quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV
...
3. Quy định về khu vực làm việc và sử dụng trang thiết bị:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV phải đáp ứng đầy đủ quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư này.
4. Quy định về thực hiện các thao tác trong phòng xét nghiệm:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV phải đáp ứng đầy đủ quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư này và các quy định sau:
a) Khi nhân viên làm việc trong phòng xét nghiệm phải có nhân viên trực bên ngoài để giám sát và hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp;
b) Tất cả các thao tác xét nghiệm liên quan tới tác nhân gây bệnh phải thực hiện trong tủ an toàn sinh học cấp III;
c) Có và tuân thủ quy trình liên lạc thường quy và khẩn cấp giữa nhân viên làm việc trong phòng xét nghiệm và nhân viên trực bên ngoài.
...

Như vậy, phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4 phải đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này và các quy định sau:

- Khi nhân viên làm việc trong phòng xét nghiệm phải có nhân viên trực bên ngoài để giám sát và hỗ trợ trong tình huống khẩn cấp;

- Tất cả các thao tác xét nghiệm liên quan tới tác nhân gây bệnh phải thực hiện trong tủ an toàn sinh học cấp III;

- Có và tuân thủ quy trình liên lạc thường quy và khẩn cấp giữa nhân viên làm việc trong phòng xét nghiệm và nhân viên trực bên ngoài.

Xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4 ra sao?

Tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 37/2017/TT-BYT quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định như sau:

Quy định về thực hành bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV
...
5. Quy định về khử nhiễm, xử lý chất thải, phòng ngừa, xử lý và khắc phục sự cố an toàn sinh học:
Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV phải đáp ứng đầy đủ quy định tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư này và các quy định sau:
a) Vật tư và dụng cụ vận chuyển ra, vào phòng xét nghiệm bằng hộp vận chuyển có khử trùng bằng hóa chất hoặc được tiệt trùng bằng thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm hai cửa;
b) Chất lây nhiễm đưa ra khỏi phòng xét nghiệm chỉ sau khi được đóng gói 02 lớp kín bằng vật liệu không vỡ, khử nhiễm thích hợp và được sự phê duyệt của người chịu trách nhiệm về an toàn sinh học;
c) Có và tuân thủ quy trình tiệt trùng áp dụng cho các loại thiết bị và dụng cụ không thể tiệt trùng bằng thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm hai cửa.

Do đó,

Phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4 phải đáp ứng đầy đủ quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư này và các quy định sau:

- Vật tư và dụng cụ vận chuyển ra, vào phòng xét nghiệm bằng hộp vận chuyển có khử trùng bằng hóa chất hoặc được tiệt trùng bằng thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm hai cửa;

- Chất lây nhiễm đưa ra khỏi phòng xét nghiệm chỉ sau khi được đóng gói 02 lớp kín bằng vật liệu không vỡ, khử nhiễm thích hợp và được sự phê duyệt của người chịu trách nhiệm về an toàn sinh học;

- Có và tuân thủ quy trình tiệt trùng áp dụng cho các loại thiết bị và dụng cụ không thể tiệt trùng bằng thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm hai cửa.

An toàn sinh học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 4 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 4 không?
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 2 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 2 không?
Pháp luật
Vi sinh vật nhóm 3 là gì? Cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 có được xét nghiệm các vi sinh vật nhóm 3 không?
Pháp luật
Thế nào là vi sinh vật nhóm 1? Cơ sở xét nghiệm nào được xét nghiệm các loại vi sinh vật nhóm 1?
Pháp luật
Cơ sở xét nghiệm không bố trí đủ số lượng nhân viên xét nghiệm sau khi đã công bố cơ sở đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 1 bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Cơ sở ấp trứng gia cầm thực hiện an toàn sinh học theo nguyên tắc nào? Chất thải rắn của cơ sở ấp trứng gia cầm được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Khu vực làm việc và sử dụng trang thiết bị tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Khử nhiễm, xử lý chất thải tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện các thao tác trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 2 được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Giám sát sức khỏe và bảo hộ cá nhân tại phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 3 phải đáp ứng đầy đủ quy định nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn sinh học
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,686 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn sinh học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào