Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí xét nghiệm Covid-19 tại bệnh viện cho trường hợp người dân đăng ký về quê không?
Người dân khám chữa bệnh tại các bệnh viện dã chiến có được bảo hiểm y tế chi trả chi phí xét nghiệm Covid - 19 không?
Theo quy định tại khoản 1 Công văn 5028/BYT-KHTC năm 2021 quy định về phương pháp xét nghiệm như sau:
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả các bệnh viện dã chiến và cơ sở thu dung, điều trị ban đầu COVID-19).
Theo đó, người dân khám chữa bệnh tại các bệnh viện dã chiến thuộc hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc sẽ được bảo hiểm y tế chi trả chi phí xét nghiệm Covid - 19.
Bảo hiểm y tế
Có những phương pháp xét nghiệm Covid-19 nào?
Theo quy định tại khoản 3 Công văn 5028/BYT-KHTC năm 2021 quy định về phương pháp xét nghiệm như sau:
"a) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ khả năng triển khai và hướng dẫn của Bộ Y tế thực hiện xét nghiệm theo một hoặc kết hợp các phương pháp xét nghiệm sau đây:
- Phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo hướng dẫn tại Quyết định số 2022/QĐ-BYT ngày 28/4/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn sử dụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên vi rút SARS-CoV-2 và Công văn số 4660/BYT-DP ngày 11/6/2021 của Bộ Y tế về điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 2022/QĐ-BYT ; Công văn số 3848/BYT-DP ngày 10/5/2021 của Bộ Y tế về triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2 trong tình hình mới;
- Phương pháp xét nghiệm PCR đơn mẫu theo hướng dẫn tại Quyết định số 1282/QĐ-BYT ngày 21/3/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời việc xét nghiệm COVID-19”;
- Phương pháp xét nghiệm PCR gộp mẫu theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 1817/QĐ-BYT ngày 07/4/2021. Trường hợp có triệu chứng, người tiếp xúc trực tiếp có nguy cơ cao thì xét nghiệm sàng lọc mẫu đơn.
b) Về tần suất xét nghiệm:
- Đối với Cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: thực hiện xét nghiệm theo định kỳ 07 ngày/lần;
- Đối với người bệnh sau khi khám ngoại trú cần chuyển vào điều trị nội trú: thực hiện xét nghiệm ngay sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú;
- Đối với người bệnh chuyển tuyến phải thực hiện xét nghiệm;
- Đối với người bệnh đang được điều trị nội trú: thực hiện xét nghiệm theo định kỳ 07 ngày điều trị/lần. Trong trường hợp có ca mắc COVID-19 trong khu điều trị nội trú thì xét nghiệm ngay toàn bộ các đối tượng;
- Đối với người nhà chăm sóc người bệnh được ở lại: trường hợp người bệnh điều trị nội trú dưới 07 ngày hoặc 03 ngày thì được 1 lần xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 cho người nhà chăm sóc người bệnh và đối với trường hợp người bệnh điều trị nội trú từ 03 hoặc 07 ngày trở lên thì được 02 lần xét nghiệm COVID-19 cho người nhà chăm sóc người bệnh.
- Đối với người bệnh trước khi ra viện: không áp dụng."
Bảo hiểm y tế có chi trả chi phí xét nghiệm Covid-19 cho trường hợp đăng ký về quê không?
Theo khoản 5 Công văn 5028/BYT-KHTC năm 2021 về việc hướng dẫn nguồn kinh phí chi trả xét nghiệm vi rút Sars-Cov-2 khi tăng cường thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng được chi trả phí xét nghiệm gồm:
a) Quỹ bảo hiểm y tế chi trả đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Công văn này có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của người được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh COVID-19 của Bộ Y tế (Hiện nay thực hiện theo quy định tại mục 1 định nghĩa ca bệnh thuộc phần II của Quyết định số 2008/QĐ-BYT ngày 26/4/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2))2;
b) Ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành đối với các đối tượng quy định tại mục 2 Công văn này không có thẻ bảo hiểm y tế hoặc có thẻ BHYT nhưng không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT và phần cùng chi trả (nếu có) của người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế tại điểm a mục này.
Bên cạnh đó, khoản 2 Công văn 5028/BYT-KHTC năm 2021 quy định như sau:
- Người bệnh nội trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Người bệnh ngoại trú thực hiện xét nghiệm sau khi có quyết định chuyển người bệnh vào điều trị nội trú;
- Cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Người chăm sóc người bệnh (tối đa không quá 02 người luân phiên) nếu được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đồng ý cho ở lại chăm sóc người bệnh1;
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã hoàn thành thời gian cách ly y tế theo quy định nhưng thuộc đối tượng tại điểm a, b, c, d nêu trên.
Theo đó, do xét nghiệm cho nhu cầu đi lại nên không được bảo hiểm y tế chi trả chi phí xét nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?