Bảo hiểm xã hội huyện giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho những đối tượng nào theo quy định?

Bảo hiểm xã hội huyện giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho những đối tượng nào theo quy định? Cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội huyện được quy định thế nào? Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp thực hiện những nhiệm vụ gì? câu hỏi của anh B (Hà Tĩnh).

Bảo hiểm xã hội huyện giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho những đối tượng nào theo quy định?

Bảo hiểm xã hội huyện giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho những đối tượng quy định tại Điều 2 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 như sau:

Phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng
1. Phân cấp giải quyết hưởng các chế độ BHXH
...
1.2. BHXH huyện
1.2.1. Giải quyết hưởng như quy định tại tiết 1.1.1 điểm 1.1 khoản này.
1.2.2. Làm thủ tục di chuyển hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng chuyển hưởng đến địa bàn khác.
...

Theo đó, bảo hiểm xã hội huyện giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho những đối tượng sau:

- Giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người lao động, thân nhân người lao động thuộc các đơn vị SDLĐ theo phân cấp quản lý thu.

- Giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người nộp hồ sơ tại BHXH tỉnh, gồm:

+ Người đang đóng BHXH bắt buộc đề nghị hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN do thương tật, bệnh tật tái phát.

+ Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện.

+ Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.

+ Thân nhân của các đối tượng: Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, người tham gia BHXH tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội huyện giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho những đối tượng nào theo quy định?

Bảo hiểm xã hội huyện giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội cho những đối tượng nào theo quy định? (hình từ internet)

Cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội huyện được quy định thế nào?

Cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội huyện được quy định tại Điều 7 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 quy định về cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện như sau:

Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội huyện
1. Bảo hiểm xã hội huyện có cơ cấu tổ chức gồm Tổ nghiệp vụ. Tổng Giám đốc ban hành quy định về nguyên tắc thành lập Tổ nghiệp vụ, số lượng Tổ nghiệp vụ, cơ cấu viên chức quản lý Tổ nghiệp vụ.
2. Tổ Nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định thành lập sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.
Tổ Nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng Giám đốc.
Tổ Nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện.

Theo đó, cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội huyện được quy định như sau:

- Bảo hiểm xã hội huyện có cơ cấu tổ chức gồm Tổ nghiệp vụ. Tổng Giám đốc ban hành quy định về nguyên tắc thành lập Tổ nghiệp vụ, số lượng Tổ nghiệp vụ, cơ cấu viên chức quản lý Tổ nghiệp vụ.

- Tổ Nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội huyện do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh quyết định thành lập sau khi được Tổng Giám đốc phê duyệt.

Tổ Nghiệp vụ có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Tổng Giám đốc.

Tổ Nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc Bảo hiểm xã hội huyện.

Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp thực hiện những nhiệm vụ và có quyền hạn nào?

Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn được nêu tại Điều 6 Quyết định 2355/QĐ-BHXH năm 2022 như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện
1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
2. Phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện xây dựng, ban hành nghị quyết, kế hoạch chỉ đạo tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện.
3. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
4. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
a) Cấp, quản lý mã số bảo hiểm xã hội; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý, sử dụng phôi sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo đúng quy định;
b) Xác định, khai thác, phát triển, quản lý người tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Tổ chức thu hoặc ký hợp đồng ủy quyền cho tổ chức dịch vụ thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật. Kiểm tra việc đóng nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động. Thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
c) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội huyện; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính cấp huyện; theo dõi tăng, giảm số người hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
d) Tiếp nhận hồ sơ giải quyết việc tính thời gian công tác cho người lao động có thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (bao gồm trường hợp người lao động không còn hồ sơ gốc thể hiện thời gian làm việc trong khu vực nhà nước và điều chỉnh làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh;
đ) Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;
e) Tiếp nhận khoản kinh phí từ ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho người tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện;
g) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;
h) Tổ chức ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định hiện hành; thực hiện tạm ứng, giám định chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, thanh quyết toán chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với các cơ sở khám, chữa bệnh được phân cấp ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; thanh toán trực tiếp chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người có thẻ bảo hiểm y tế; bảo vệ quyền lại của người tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng, trục lợi chế độ bảo hiểm y tế;
i) Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ, giải đáp, tư vấn chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; khảo sát, đo lường sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện.
Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Đóng trùng bảo hiểm xã hội người lao động có được hoàn trả tiền hay không? Những trường hợp nào người lao động được hoàn trả bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Công ty được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi hết thời hạn tạm dừng có cần phải đóng bù không?
Pháp luật
Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc thì mức lương theo công việc được xác định như thế nào?
Pháp luật
Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang không có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
Pháp luật
Danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM tính đến tháng 10 2024? Xem chi tiết danh sách đơn vị chậm đóng BHXH tại TPHCM ở đâu?
Pháp luật
Thời hạn nộp hồ sơ chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, cấp giá trị sử dụng thẻ BHYT năm 2025 tại TPHCM theo Công văn 8217 thế nào?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu đóng BHXH năm 2024 từ 1/7/2024 của NLĐ có tăng khi tăng lương tối thiểu không?
Pháp luật
Bệnh viện tư cấp Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội có hợp lệ không? Quy định về hình thức cấp và cách ghi nội dung Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như thế nào?
Pháp luật
Hợp đồng thỉnh giảng trong trường đại học có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
527 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào