Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh được thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc để phục vụ hoạt động trong các trường hợp nào?
- Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh được thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc để phục vụ hoạt động trong các trường hợp nào?
- Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có được quyền quyết định việc thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh không?
- Hồ sơ đề nghị thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc gồm những gì?
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh được thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc để phục vụ hoạt động trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan như sau:
Thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan
...
2. Thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc
a) Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh, BHXH cấp huyện, đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam được thuê tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản khác không phải là trụ sở làm việc để phục vụ hoạt động trong các trường hợp sau đây:
- Chưa có tài sản hoặc thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức mà làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tài sản hiện có đã hư hỏng không còn sử dụng được hoặc không đảm bảo an toàn khi sử dụng;
- Chỉ có nhu cầu sử dụng tài sản trong thời gian ngắn hoặc không thường xuyên.
b) Số lượng, chủng loại tài sản được thuê phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng của tài sản đó và phù hợp với khả năng kinh phí hoạt động trong năm của đơn vị.
Giá thuê tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản khác không phải là trụ sở làm việc phải phù hợp với giá thuê của tài sản cùng loại hoặc có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật và xuất xứ tại thị trường địa phương.
...
Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh được thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc để phục vụ hoạt động trong các trường hợp sau đây:
(1) Chưa có tài sản hoặc thiếu tài sản so với tiêu chuẩn, định mức mà làm ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ được giao;
(2) Tài sản hiện có đã hư hỏng không còn sử dụng được hoặc không đảm bảo an toàn khi sử dụng;
(3) Chỉ có nhu cầu sử dụng tài sản trong thời gian ngắn hoặc không thường xuyên.
Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh được thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc để phục vụ hoạt động trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có được quyền quyết định việc thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh không?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan như sau:
Thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan
...
2. Thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc
...
c) Thẩm quyền quyết định việc thuê tài sản
- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định việc thuê tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản khác không phải là trụ sở làm việc của BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện đối với trường hợp thời hạn thuê liên tục từ 01 năm trở lên. Giám đốc BHXH cấp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam lập hồ sơ đề nghị thuê tài sản gửi BHXH Việt Nam xem xét, quyết định đối với trường hợp thời hạn thuê liên tục từ 01 năm trở lên. Hồ sơ đề nghị thuê tài sản gồm: Công văn đề nghị cho thuê tài sản; bản thẩm định giá xác định đơn giá thuê của tổ chức có đủ điều kiện (khi số tiền thuê tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng/năm trở lên).
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh quyết định việc thuê tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản khác không phải là trụ sở làm việc của BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện đối với trường hợp thời hạn thuê dưới 01 năm.
- Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam quyết định việc thuê tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản khác không phải là trụ sở làm việc đối với trường hợp thời hạn thuê dưới 01 năm.
...
Như vậy, theo quy định, Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh được quyền quyết định việc thuê tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản khác không phải là trụ sở làm việc của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh đối với trường hợp thời hạn thuê dưới 01 năm.
Hồ sơ đề nghị thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan như sau:
Thuê trụ sở làm việc, tài sản khác phục vụ hoạt động của cơ quan
...
2. Thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc
...
c) Thẩm quyền quyết định việc thuê tài sản
- Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định việc thuê tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản khác không phải là trụ sở làm việc của BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện đối với trường hợp thời hạn thuê liên tục từ 01 năm trở lên. Giám đốc BHXH cấp tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam lập hồ sơ đề nghị thuê tài sản gửi BHXH Việt Nam xem xét, quyết định đối với trường hợp thời hạn thuê liên tục từ 01 năm trở lên. Hồ sơ đề nghị thuê tài sản gồm: Công văn đề nghị cho thuê tài sản; bản thẩm định giá xác định đơn giá thuê của tổ chức có đủ điều kiện (khi số tiền thuê tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng/năm trở lên).
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh quyết định việc thuê tài sản là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải và các tài sản khác không phải là trụ sở làm việc của BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện đối với trường hợp thời hạn thuê dưới 01 năm.
...
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị thuê tài sản không phải là trụ sở làm việc gồm:
(1) Công văn đề nghị cho thuê tài sản;
(2) Bản thẩm định giá xác định đơn giá thuê của tổ chức có đủ điều kiện (khi số tiền thuê tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng/năm trở lên).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?