Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào theo quy định?
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào theo quy định?
Việc kiểm kê tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:
Kiểm kê, đánh giá lại tài sản
1. Kiểm kê tài sản:
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; hoặc theo quy định của Nhà nước. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải thống kê tài sản thừa, thiếu, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam xử lý kiểm kê tài sản theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
...
Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản định kỳ hoặc đột xuất trong các trường hợp sau đây:
(1) Khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm;
(2) Sau khi xảy ra thiên tai, địch họa;
(3) Vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
(4) Theo quy định của Nhà nước.
Lưu ý: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải thống kê tài sản thừa, thiếu, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tổ chức kiểm kê tài sản trong những trường hợp nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Mọi tổn thất tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải được xử lý theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc xử lý tổn thất tài sản được quy định tại Điều 12 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:
Xử lý tổn thất tài sản
Mọi tổn thất tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (trừ tổn thất thuộc cam kết bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam) phải được lập biên bản xác định giá trị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau:
1. Nếu tổn thất do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
3. Giá trị tổn thất sau khi đã thu hồi và bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của các tổ chức bảo hiểm, dự phòng rủi ro, phần thiếu được hạch toán vào chi phí trong kỳ.
4. Những trường hợp tổn thất do thiên tai, địch họa hoặc nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không thể khắc phục được thì Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lập phương án xử lý tổn thất báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
5. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý theo đúng quy định thì Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Như vậy, theo quy định, mọi tổn thất tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (trừ tổn thất thuộc cam kết bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam) phải được lập biên bản xác định giá trị tổn thất, nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo nguyên tắc sau:
(1) Nếu tổn thất do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường.
Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
(2) Tài sản đã mua bảo hiểm thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.
(3) Giá trị tổn thất sau khi đã thu hồi và bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của các tổ chức bảo hiểm, dự phòng rủi ro, phần thiếu được hạch toán vào chi phí trong kỳ.
(4) Những trường hợp tổn thất do thiên tai, địch họa hoặc nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không thể khắc phục được thì Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam lập phương án xử lý tổn thất báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
(5) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản.
Trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý theo đúng quy định thì Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Việc đánh giá mức độ bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện theo phương pháp nào?
Phương pháp đánh giá bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi các khoản 4 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC, khoản 5 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC và 6 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:
Bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
...
3. Định kỳ hàng năm Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải đánh giá mức độ bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, phương pháp đánh giá như sau:
a) Kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không phát sinh chênh lệch thu chi âm hoặc có chênh lệch thu chi dương thì được đánh giá là bảo toàn vốn.
b) Kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát sinh chênh lệch thu chi âm (bao gồm trường hợp còn âm chênh lệch thu chi lũy kế) thì được đánh giá là không bảo toàn được vốn.
4. Khi đánh giá mức độ bảo toàn vốn, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được loại trừ các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến vốn và thu nhập, gồm:
...
Như vậy, theo quy định, việc đánh giá mức độ bảo toàn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện theo các phương pháp sau đây:
(1) Kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không phát sinh chênh lệch thu chi âm hoặc có chênh lệch thu chi dương thì được đánh giá là bảo toàn vốn.
(2) Kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phát sinh chênh lệch thu chi âm (bao gồm trường hợp còn âm chênh lệch thu chi lũy kế) thì được đánh giá là không bảo toàn được vốn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?