Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí những khoản chi nào theo quy định pháp luật?
Các khoản chi về tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm những khoản nào?
Các khoản chi về tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Namđược quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:
Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:
...
1.10. Chi về tài sản:
a) Chi trích khấu hao tài sản cố định: Căn cứ vào quy định của pháp luật về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định đối với doanh nghiệp, Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam quy định cụ thể tỷ lệ trích khấu hao đối với từng loại tài sản trong quy chế tài chính nội bộ cho phù hợp với đặc thù hoạt động;
b) Chi về mua bảo hiểm tài sản;
c) Chi mua sắm công cụ lao động;
d) Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản: Mức chi hàng năm tối đa không quá 5% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm;
đ) Chi trả tiền thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài sản giữa bên cho thuê và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí theo số năm sử dụng tài sản;
e) Chi về thanh lý, nhượng bán tài sản (bao gồm giá trị còn lại của tài sản và các chi phí thanh lý, nhượng bán);
g) Chi cho khoản tổn thất tài sản còn lại (bao gồm cả tổn thất trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ) sau khi đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro và các nguồn khác (nếu có) theo chế độ quy định.
1.11. Các khoản chi phí khác:
a) Chi phí cho tổ chức Đảng, đoàn thể trong trường hợp nguồn kinh phí của các tổ chức này không đủ trang trải chi phí hoạt động theo chế độ quy định;
b) Chi phòng cháy chữa cháy, quốc phòng an ninh;
...
Như vậy, theo quy định, các khoản chi về tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm:
(1) Chi trích khấu hao tài sản cố định;
(2) Chi về mua bảo hiểm tài sản;
(3) Chi mua sắm công cụ lao động;
(4) Chi bảo dưỡng và sửa chữa tài sản: Mức chi hàng năm tối đa không quá 5% giá trị tài sản cố định bình quân trong năm;
(5) Chi trả tiền thuê tài sản theo hợp đồng thuê tài sản giữa bên cho thuê và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Trường hợp trả tiền thuê tài sản một lần cho nhiều năm thì tiền thuê được phân bổ dần vào chi phí theo số năm sử dụng tài sản;
(6) Chi về thanh lý, nhượng bán tài sản (bao gồm giá trị còn lại của tài sản và các chi phí thanh lý, nhượng bán);
(7) Chi cho khoản tổn thất tài sản còn lại (bao gồm cả tổn thất trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ) sau khi đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro và các nguồn khác (nếu có) theo chế độ quy định.
Các khoản chi về tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bao gồm những khoản nào? (Hình từ Internet)
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được hỗ trợ chi phí để trang trải các khoản chi hay không?
Việc hỗ trợ chi phí để trang trải các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:
Quản lý các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
1. Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chịu trách nhiệm trước Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và trước pháp luật trong việc tổ chức quản lý chặt chẽ, đảm bảo tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
2. Toàn bộ các khoản thu và chi phí phát sinh trong hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ kế toán của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính quy định.
3. Các khoản thu và chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được xác định bằng đồng Việt Nam, trường hợp thu hoặc chi bằng ngoại tệ phải quy đổi về đồng Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tính đúng, tính đủ chi phí hoạt động, tự trang trải mọi khoản chi phí bằng các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Theo quy định trên thì Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải tính đúng, tính đủ chi phí hoạt động, tự trang trải mọi khoản chi phí bằng các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Như vậy, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hỗ trợ chi phí mà phải tự trang trải mọi khoản chi phí bằng các khoản thu của mình.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí những khoản chi nào theo quy định pháp luật?
Nguyên tắc hạch toán chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:
Các khoản chi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
...
2. Nguyên tắc hạch toán chi
2.1. Chi phí của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là các khoản chi phí liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa thu nhập và chi phí và có đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật và nằm trong kế hoạch tài chính được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm định hàng năm. Việc xác định chi phí được thực hiện phù hợp với các chuẩn mực kế toán, phù hợp với quy định pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
2.2. Các khoản Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí:
a) Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật;
b) Các khoản chi không liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các khoản chi không có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lý, hợp lệ;
c) Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ;
d) Các khoản chi không hợp lý, hợp lệ khác.
Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không được hạch toán vào chi phí các khoản sau đây:
(1) Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật mà cá nhân phải nộp phạt theo quy định của pháp luật;
(2) Các khoản chi không liên quan đến hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các khoản chi không có hóa đơn hoặc chứng từ hợp lý, hợp lệ;
(3) Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ;
(4) Các khoản chi không hợp lý, hợp lệ khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?