Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được quyền chủ động thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng không?
- Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được quyền chủ động thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng không?
- Số tiền Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thu được từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được bổ sung vào đâu?
- Quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vào mục đích gì?
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được quyền chủ động thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng không?
Việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quy định tại Điều 14 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:
Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
1. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quyền chủ động và thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Thẩm quyền quyết định, phương thức, trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trong đó thẩm quyền quyết định phương án thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của Hội đồng quản trị Bảo hiểm tiền gửi thực hiện theo quy định về thẩm quyền đối với Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Như vậy, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được quyền chủ động thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có được quyền chủ động và thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định không có nhu cầu sử dụng không? (Hình từ Internet)
Số tiền Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thu được từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được bổ sung vào đâu?
Việc xử lý số tiền thu được từ thanh lý tài sản được quy định tại Điều 16 Thông tư 312/2016/TT-BTC như sau:
Xử lý số tiền thu được từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản
1. Việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Số tiền Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thu được từ thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được bổ sung vào quỹ dự phòng nghiệp vụ.
Như vậy, theo quy định, số tiền Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thu được từ việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được bổ sung vào quỹ dự phòng nghiệp vụ.
Quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vào mục đích gì?
Việc sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ được quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 312/2016/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC) như sau:
Nguyên tắc sử dụng vốn
...
5. Quỹ dự phòng nghiệp vụ được sử dụng để:
a) Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi. Trong trường hợp quỹ dự phòng nghiệp vụ không đủ để trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được:
- Tiếp nhận hỗ trợ hoặc vay của tổ chức tín dụng theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- Bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phần chênh lệch giữa giá bán và giá vốn (chênh lệch dương hoặc chênh lệch âm sau khi đã được xử lý từ khoản dự phòng rủi ro theo quy định) của trái phiếu Chính phủ, trái phiếu dài hạn của tổ chức tín dụng hỗ trợ, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được hạch toán vào quỹ dự phòng nghiệp vụ.
b) Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng quỹ dự phòng nghiệp vụ để cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt phải đảm bảo nguyên tắc không ảnh hưởng đến khả năng chi trả bảo hiểm tiền gửi cho người gửi tiền. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải theo dõi chặt chẽ khoản cho vay, đôn đốc thu hồi nợ để giảm thiểu rủi ro mất vốn.
c) Bù đắp các tổn thất không thu hồi được vốn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7a Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng vào các mục đích sau đây:
(1) Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
(2) Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật.
(3) Bù đắp các tổn thất không thu hồi được vốn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7a Thông tư 312/2016/TT-BTC (được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 20/2020/TT-BTC).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?