Bão đã suy yếu thành vùng áp thấp khi nào? Sức gió mạnh nhất khi bão đã suy yếu thành vùng áp thấp nhiệt đới?
Sức gió mạnh nhất khi bão đã suy yếu thành vùng áp thấp nhiệt đới?
Định nghĩa "Bão đã suy yếu thành vùng áp thấp" được quy định tại khoản 9 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quyết định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật (Phụ lục III Quyết định này).
7. Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão (Phụ lục III Quyết định này).
...
9. Bão hoặc áp thấp nhiệt đới tan là bão, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành vùng áp thấp có sức gió mạnh nhất dưới cấp 6.
...
Theo đó, áp thấp nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có thể có gió giật.
Bão là một xoáy thuận nhiệt đới có sức gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp 11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.
Như vậy, bão đã suy yếu thành vùng áp thấp nhiệt đới khi bão tan. Sức gió khi bão suy yếu thành vùng áp thấp nhiệt đới mạnh nhất chỉ dưới cấp 6.
Lưu ý: Trường hợp, bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, người dân các tỉnh thành ảnh hưởng bởi bão, áp thấp nhiệt đới vẫn cần đề phòng, cảnh giác lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.
Bão đã suy yếu thành vùng áp thấp khi nào? Sức gió mạnh nhất khi bão đã suy yếu thành vùng áp thấp nhiệt đới? (Hình từ Internet)
Bão đã suy yếu thành vùng áp thấp là tin ban hành cuối cùng về bão trong bản tin dự báo, cảnh báo bão?
Ban hành bản tin về bão đã suy yếu thành vùng áp thấp được quy định tại Điều 9 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg cụ thể như sau:
Ban hành bản tin dự báo, cảnh báo bão, sóng lớn, nước dâng do bão
1. Tin bão gần Biển Đông
Tin bão gần Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động ở ngoài Biển Đông và có khả năng di chuyển vào Biển Đông trong 48 giờ tới.
2. Tin bão trên Biển Đông
Tin bão trên Biển Đông được ban hành khi bão hoạt động trên Biển Đông và chưa có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
3. Tin bão khẩn cấp
Tin bão khẩn cấp được ban hành khi bão có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam trong 48 giờ tới.
4. Tin bão trên đất liền
Tin bão trên đất liền được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
a) Tâm bão đã đi vào đất liền Việt Nam và sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên;
b) Tâm bão đã đi vào các nước lân cận, nhưng sức gió mạnh nhất vẫn còn từ cấp 8 trở lên và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam trong 24 giờ đến 48 giờ tới.
5. Tin nhanh về bão
Tin nhanh về bão được ban hành khi phát tin bão khẩn cấp hoặc những trường hợp bão diễn biến phức tạp.
6. Tin cuối cùng về bão
Tin cuối cùng về bão được ban hành khi có một trong các điều kiện sau:
a) Bão đã suy yếu thành một vùng áp thấp;
b) Bão đã đổ bộ vào các nước lân cận hoặc ra khỏi lãnh thổ, không còn khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam;
c) Bão đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại Biển Đông.
7. Tin sóng lớn, nước dâng do bão
Tin dự báo, cảnh báo sóng lớn, nước dâng do bão được ban hành ngay khi phát tin bão khẩn cấp.
Theo đó, bão đã suy yếu thành một vùng áp thấp là một trong những điều kiện ban hành tin cuối cùng về bão.
Tham khảo 09 biện pháp xử lý nguồn nước sau ảnh hưởng bão số 4 theo tiêu chuẩn Bộ Y tế?
Tham khảo 09 biện pháp xử lý nguồn nước và hướng dẫn chi tiết cách xử lý nguồn nước do ảnh hưởng mưa lũ theo tiêu chuẩn Bộ Y tế ngay sau đây:
(1) Tải về Quy trình chung xử lý nước ăn uống;
(2) Tải về Các bước làm trong nước;
(3) Tải về Khử trùng nước giếng;
(4) Tải về Làm trong nước giếng;
(5) Tải về Thau rửa giếng khơi, giếng đào;
(6) Tải về Xử lý các giếng nước để ăn, uống và sinh hoạt;
(7) Tải về Xử lý nước và vệ sinh môi trường bão lụt;
(8) Tải về Cách khử trùng nước uống;
(9) Tải về Hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường.
Lưu ý:
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên theo quy định tại khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Để đảm bảo an toàn về sức khỏe, tài sản sau thiên tai, người dân vùng ngập lụt cần có những biện pháp để đảm bảo vệ sinh, phòng tránh bệnh tật do ô nhiễm, trở lại cuộc sống bình thường. Tham khảo một số biện pháp khắc phục ảnh hưởng mưa lũ sau đây:
1. Chỉ được di chuyển từ nơi sơ tán trở về nhà khi có lệnh của chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng, cứu hộ cứu nạn.
2. Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị điện trước khi sử dụng đề phòng tai nạn, điện giật.
3. Khắc phục, sửa chữa nhà cửa, hệ thống điện, cấp nước, thông tin.
4. Tham gia cùng chính quyền dọn dẹp vệ sinh, sửa chữa cơ sở hạ tầng, dập dịch bệnh và xử lý môi trường.
5. Vệ sinh nhà cửa, vật dụng và môi trường xung quanh nơi ở, khu vực công cộng.
6. Đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng tránh dịch bệnh sau lũ.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?