Báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong ngành Kiểm sát nhân dân?
Báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định tại Phụ lục I banh hành kèm theo Thông tư 02/2024/TT-VKSTC, cụ thể như sau:
Mẫu số 03: Báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đối với tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ công tác.
Mẫu số 04: Báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đối với cá nhân có thành tích thực hiện nhiệm vụ công tác.
Mẫu số 08: Báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất.
Mẫu số 10: Báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho tổ chức nước ngoài.
Mẫu số 11: Báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cá nhân người nước ngoài.
Báo cáo thành tích đề nghị tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong ngành Kiểm sát nhân dân? (Hình từ Internet)
Hồ sơ, thủ tục đề nghị tặng, truy tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được quy định như thế nào?
Hồ sơ, thủ tục đề nghị tặng, truy tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được quy định tại Điều 38 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC, cụ thể như sau:
- Hồ sơ đề nghị xét tặng hoặc truy tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” có 02 bộ (bản chính), gồm:
+ Tờ trình của cấp trình;
+ Báo cáo thành tích của các trường hợp đề nghị khen thưởng có xác nhận của cấp trình;
+ Biên bản xét khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình;
+ Trường hợp cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng do lập được thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân hoặc được giải thưởng ở khu vực, có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo thì phải có chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về thành tích đề nghị khen thưởng;
+ Các văn bản, tài liệu liên quan theo quy định tại Điều 30 của Thông tư này (nếu có).
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng cho cá nhân, tập thể người nước ngoài và cá nhân, tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài có 01 bộ (bản chính), gồm: Tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; báo cáo tóm tắt thành tích cá nhân, tập thể do Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện và văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Hồ sơ Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) có 01 bộ (bản chính), gồm:
+ Tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Báo cáo thành tích của các trường hợp đề nghị khen thưởng có xác nhận của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Biên bản xét khen thưởng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân;
+ Trường hợp cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng do lập được thành tích đột xuất, có phạm vi ảnh hưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân hoặc được giải thưởng ở khu vực, có đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công tác xã hội, từ thiện nhân đạo thì phải có chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về thành tích đề nghị khen thưởng;
+ Các văn bản, tài liệu liên quan theo quy định tại Điều 30 của Thông tư này (nếu có).
Nội dung tổ chức phong trào thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định như thế nào?
Nội dung tổ chức phong trào thi đua trong ngành Kiểm sát nhân dân được quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2024/TT-VKSTC, cụ thể như sau:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có trách nhiệm triển khai tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 17 Luật Thi đua, khen thưởng; gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
Phong trào thi đua phải có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ hiểu, có chỉ tiêu, nội dung, kế hoạch, phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của tập thể, cá nhân.
Tập thể, cá nhân tự nguyện đăng ký, tham gia phong trào thi đua.
- Phong trào thi đua thường xuyên có các hoạt động sau:
+ Thi đua trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu công tác chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá; công việc đột xuất, ngoài chương trình, kế hoạch được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao;
+ Thi đua trong công tác xây dựng ngành Kiểm sát nhân dân, xây dựng Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh;
+ Các hoạt động động viên, thu hút, khuyến khích tập thể, cá nhân sáng tạo, đổi mới, phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp làm việc, phổ biến, nhân rộng sáng kiến, kinh nghiệm;
+ Các hoạt động đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước tại đơn vị và thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật về thi đua, khen thưởng:
++ Xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức hoạt động thi đua tại đơn vị, hưởng ứng các phong trào thi đua do cấp trên phát động, phát động các phong trào thi đua theo thẩm quyền;
++ Việc kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng;
++ Công tác tuyên truyền về hoạt động thi đua, khen thưởng, phát hiện, nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm hay, hiệu quả.
- Phong trào thi đua theo chuyên đề có các hoạt động sau:
+ Hưởng ứng phong trào thi đua do Đảng, Nhà nước phát động;
+ Phát động, tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi toàn ngành Kiểm sát nhân dân gắn với nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, các sự kiện lớn của Ngành;
+ Phát động, tổ chức phong trào thi đua tại cơ quan, đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội nghị nhà chung cư lần đầu của cụm nhà chung cư sẽ được tổ chức vào khi nào theo Thông tư 05?
- Cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần là tổ chức phải đáp ứng điều kiện gì theo quy định?
- Tải về mẫu hợp đồng lao động không trọn thời gian được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Nội dung trong hợp đồng?
- Mẫu Quyết định thành lập chi bộ mới nhất? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được thành lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở?
- Từ 2025 người điều khiển xe ô tô vận chuyển thực phẩm tươi sống không mang đủ giấy tờ bị xử phạt bao nhiêu?