Báo cáo kiểm toán của KTNN là căn cứ để Quốc hội sử dụng trong quá trình giám sát thực hiện các nội dung gì?
Báo cáo kiểm toán của KTNN là văn bản do ai lập và công bố?
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là văn bản do Kiểm toán nhà nước lập và công bố sau mỗi cuộc kiểm toán để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước hoặc người được Tổng Kiểm toán nhà nước ủy quyền ký tên, đóng dấu.
Theo quy định nêu trên thì báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là văn bản do Kiểm toán nhà nước lập và công bố sau mỗi cuộc kiểm toán để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán của KTNN là căn cứ để Quốc hội sử dụng trong quá trình giám sát thực hiện các nội dung gì?
Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán được quy định tại Điều 7 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 như sau:
Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán
1. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước sau khi phát hành và công khai có giá trị bắt buộc phải thực hiện đối với đơn vị được kiểm toán về sai phạm trong việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công.
2. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căn cứ để:
a) Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định và giám sát việc thực hiện: mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước; chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
b) Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
c) Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
d) Đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.
Căn cứ trên quy định báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước là căn cứ để Quốc hội sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định và giám sát việc thực hiện:
- Mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hằng năm của đất nước;
- Chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia;
- Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
- Quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;
- Mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ;
- Dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương;
- Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước;
Ngoài ra, báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước cũng là căn cứ để:
- Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cơ quan khác của Nhà nước sử dụng trong công tác quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
- Hội đồng nhân dân sử dụng trong quá trình xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; giám sát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
- Đơn vị được kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại.
Báo cáo kiểm toán của KTNN là căn cứ để Quốc hội sử dụng trong quá trình giám sát thực hiện các nội dung gì? (Hình từ Internet)
Quốc hội là cơ quan như thế nào?
Vị trí, chức năng của Quốc hội được quy định tại Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Vị trí, chức năng của Quốc hội
1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Theo quy định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?