Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động có bắt buộc phải nộp cho cơ quan nhà nước hay không?
Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động có bắt buộc phải nộp cho cơ quan nhà nước hay không?
Nộp báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động căn cứ Điều 38 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định:
Quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động
1. Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.
2. Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, trường hợp bên anh lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP thì bên anh gửi 1 bản đến đơn vị thực hiện quan trắc môi trường lao động và 1 bản lưu giữ tại doanh nghiệp phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan nhà nước.
Tải Mẫu Báo cáo kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động (Được lưu giữ cùng với Hồ sơ vệ sinh lao động)
Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động (Hình từ Internet)
Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động thực hiện như thế nào?
Tại Điều 37 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động như sau:
- Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.
- Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết.
- Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động.
- Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:
+ Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
+ Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;
+ Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Thực hiện quan trắc môi trường lao động theo nguyên tắc nào?
Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động căn cứ ở Điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định như sau:
1) Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định này.
2) Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
3) Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:
- Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
- Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
4) Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
- Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
- Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
5) Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.
6) Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.
Xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động như thế nào?
Theo Điều 36 Nghị định 44/2016/NĐ-CP về căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động như sau:
- Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại.
- Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động.
- Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?