Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của kiểm toán viên gửi Bộ Tài chính gồm những nội dung nào?
- Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của kiểm toán viên gửi Bộ Tài chính gồm những nội dung nào?
- Thời hạn và phương thức gửi báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của kiểm toán viên cho Bộ Tài chính thế nào?
- Kiểm toán viên hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán có những quyền hạn nào?
Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của kiểm toán viên gửi Bộ Tài chính gồm những nội dung nào?
Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 202/2012/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2020/TT-BTC) quy định về trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề như sau:
Trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề
1. Gửi Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm với những nội dung sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm.
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kê khai việc duy trì từng điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán hàng năm của kiểm toán viên hành nghề, cụ thể:
- Thông tin cơ bản của kiểm toán viên hành nghề;
- Số, ngày cấp chứng chỉ kiểm toán viên;
- Số, ngày cấp, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
- Số giờ cập nhật kiến thức từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm báo cáo;
- Thời hạn của hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán;
- Việc có thay đổi hay không trong hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian ký kết với doanh nghiệp kiểm toán trong năm so với lần gần nhất;
- Tình hình chấp hành pháp luật về kiểm toán độc lập từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm báo cáo.
...
Theo đó, nội dung yêu cầu đối với báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của kiểm toán viên gửi Bộ Tài chính là kê khai việc duy trì từng điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán hàng năm của kiểm toán viên hành nghề, cụ thể:
- Thông tin cơ bản của kiểm toán viên hành nghề;
- Số, ngày cấp chứng chỉ kiểm toán viên;
- Số, ngày cấp, thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
- Số giờ cập nhật kiến thức từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm báo cáo;
- Thời hạn của hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán;
- Việc có thay đổi hay không trong hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian ký kết với doanh nghiệp kiểm toán trong năm so với lần gần nhất;
- Tình hình chấp hành pháp luật về kiểm toán độc lập từ ngày 16/8 năm trước đến ngày 15/8 năm báo cáo.
Báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của kiểm toán viên gửi Bộ Tài chính gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn và phương thức gửi báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm của kiểm toán viên cho Bộ Tài chính thế nào?
Theo quy định tại điểm đ, điểm e và điểm l khoản 1 Điều 14 Thông tư 202/2012/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6 Thông tư 39/2020/TT-BTC) quy định về trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề như sau:
Trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề
...
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi qua hệ thống thư điện tử;
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
e) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 31/8 năm báo cáo.
...
l) Hướng dẫn quy trình thực hiện báo cáo: Hàng năm, kiểm toán viên hành nghề kê khai thông tin về việc duy trì các điều kiện để hành nghề kiểm toán theo mẫu và gửi về Bộ Tài chính thông qua doanh nghiệp kiểm toán theo thời hạn quy định.
Theo đó, kiểm toán viên gửi báo cáo duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán hàng năm cho Bộ tài chính thông qua doanh nghiệp kiểm toán chậm nhất là ngày 31/8 năm báo cáo, báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc bản sao điện tử, được gửi bằng một trong các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính;
- Gửi qua hệ thống thư điện tử;
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Kiểm toán viên hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán có những quyền hạn nào?
Theo quy định tại Điều 17 Luật Kiểm toán độc lập 2011, kiểm toán viên hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán có những quyền hạn sau đây:
- Hành nghề kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập 2011;
- Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
- Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;
- Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ Xây dựng: 11 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về nhà ở sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước? Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về các lĩnh vực gì?
- Cục Người có công hiện nay trực thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn sau khi sáp nhập Bộ?
- Bộ Khoa học và Công Nghệ: 7 nhiệm vụ và quyền hạn về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sau khi sáp nhập Bộ?
- Phát tán hồ sơ bệnh án giả lên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến người khác có vi phạm pháp luật không?
- Thuốc đơn thành phần nào được xem xét đưa vào danh mục được hưởng đối với người tham gia bảo hiểm y tế?