Báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có những nội dung gì?
- Báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có những nội dung gì?
- Đối tượng thực hiện báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu là ai? Cơ quan nào nhận báo cáo này?
- Có thể gửi, nhận báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bằng những phương thức nào?
- Mẫu biểu số liệu báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu hiện nay?
Báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu phải có những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 76 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 24/2020/TT-BGTVT quy định về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo
1. Tên báo cáo: Báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.
2. Nội dung yêu cầu báo cáo:
a) Báo cáo tình hình sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;
b) Tình hình biến động nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;
c) Kế hoạch, nhu cầu để sát hạch cấp mới, cấp lại giấy phép lái tàu của năm sau.
Theo quy định trên, báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu có những nội dung sau:
- Báo cáo tình hình sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;
- Tình hình biến động nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;
- Kế hoạch, nhu cầu để sát hạch cấp mới, cấp lại giấy phép lái tàu của năm sau.
Báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (Hình từ Internet)
Đối tượng thực hiện báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu là ai? Cơ quan nào nhận báo cáo này?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 76 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 24/2020/TT-BGTVT quy định về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo
...
3. Đối tượng thực hiện báo cáo: Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt sử dụng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.
4. Cơ quan nhận báo cáo: Cục Đường sắt Việt Nam.
...
Theo đó, đối tượng thực hiện báo cáo là Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt sử dụng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.
Cơ quan nhận báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu là Cục Đường sắt Việt Nam.
Có thể gửi, nhận báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bằng những phương thức nào?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 5 Điều 76 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 24/2020/TT-BGTVT quy định về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo
...
5. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
6. Thời hạn gửi báo cáo: Ngày 15 tháng 12 hằng năm.
7. Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu.
8. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo hoặc đến thời điểm theo yêu cầu.
Như vậy, theo quy định trên, báo cáo định kỳ được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, được gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống thư điện tử hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Thời hạn gửi báo cáo là ngày 15 tháng 12 hằng năm.
Tần suất thực hiện báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu.
Thời gian chốt số liệu báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 năm báo cáo hoặc đến thời điểm theo yêu cầu.
Mẫu biểu số liệu báo cáo công tác quản lý, sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu hiện nay?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 76 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi Điều 3 Thông tư 24/2020/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 05/2021/TT-BGTVT quy định về chế độ báo cáo như sau:
Chế độ báo cáo
...
9. Mẫu biểu số liệu báo cáo:
a) Tình hình sử dụng và biến động nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu theo Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo Kế hoạch nhu cầu sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái tàu theo Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, mẫu biểu số liệu báo cáo tình hình sử dụng và biến động nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu theo Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BGTVT.
Mẫu biểu số liệu Báo cáo Kế hoạch nhu cầu sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái tàu theo Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BGTVT.
Tải Mẫu biểu số liệu Báo cáo tình hình sử dụng và biến động nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu tại đây: Tải về.
Tải Mẫu biểu số liệu Báo cáo Kế hoạch nhu cầu sát hạch cấp mới, cấp lại Giấy phép lái tàu tại đây: Tải về.
Lưu ý, những quy định trên không áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ lắp đặt thiết bị, thử nghiệm và trong quá trình thi công thuộc các dự án xây dựng mới đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?