Bao bì chứa đựng hóa chất phải ghi nhãn như thế nào để đảm bảo yêu cầu chất lượng và an toàn trong sản xuất hóa chất?
Bao bì đựng hóa chất phải đảm bảo những yêu cầu nào về an toàn sản xuất?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định về yêu cầu đối với bao bì như sau:
- Vật chứa, bao bì phải đảm bảo kín, chắc chắn, có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển. Bao bì đã qua sử dụng phải bảo quản riêng. Trước khi nạp hóa chất, cơ sở thực hiện nạp phải kiểm tra bao bì, vật chứa hóa chất, làm sạch bao bì đã qua sử dụng để loại trừ khả năng phản ứng, cháy nổ khi nạp hóa chất. Các vật chứa, bao bì đã qua sử dụng nhưng không sử dụng lại phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Vật chứa, bao bì chứa đựng hóa chất phải có nhãn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định về ghi nhãn hóa chất. Nhãn của hóa chất phải đảm bảo rõ, dễ đọc và có độ bền chịu được tác động của hóa chất, thời tiết và các tác động thông thường khi bốc, xếp vận chuyển.
Ghi nhãn hàng hóa trên bao bì đựng hóa chất để làm gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ghi nhãn hàng hóa như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát."
Bên cạnh đó, nhãn hàng hóa được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa."
Như vậy, ghi nhãn hàng hóa trên bao bì hóa chất sẽ làm căn cứ để người tiêu dùng, nhà sản xuất, kinh doanh và các cơ quan chức năng biết những nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa.
Bao bì chứa đựng hóa chất phải ghi nhãn như thế nào?
Nhãn ghi trên bao bì đựng hóa chất phải chứa những nội dung nào?
Căn cứ khoản 3, khoản 4 Điều 6 Thông tư 32/2017/TT-BCT quy định về nội dung ghi trên nhãn hóa chất như sau:
- Việc ghi nhãn hóa chất được thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư này. Nhãn hóa chất bao gồm các nội dung sau:
+ Tên hóa chất;
+ Mã nhận dạng hóa chất (nếu có);
+ Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có);
+ Biện pháp phòng ngừa (nếu có);
+ Định lượng;
+ Thành phần hoặc thành phần định lượng;
+ Ngày sản xuất;
+ Hạn sử dụng (nếu có);
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hóa chất;
+ Xuất xứ hóa chất;
+ Hướng dẫn sử dụng, bảo quản.
- Vị trí nhãn hóa chất thực hiện theo Điều 4; nhãn phụ hóa chất thực hiện theo khoản 3 Điều 7 và khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa. Trường hợp do kích thước của nhãn hóa chất không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung được quy định tại các điểm a, i và k khoản 3 Điều này trên nhãn hóa chất, những nội dung còn lại phải ghi trong tài liệu kèm theo hóa chất và trên nhãn hóa chất phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.
Ai có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa trên bao bì đựng hóa chất?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 32/2017/TT-BCT thì tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có nghĩa vụ phân loại và ghi nhãn hóa chất, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại hóa chất và thông tin thể hiện trên nhãn hóa chất.
Căn cứ Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định về trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa như sau:
- Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa kể cả nhãn phụ phải bảo đảm ghi nhãn trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hóa.
- Hàng hóa sản xuất để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất phải chịu trách nhiệm thực hiện ghi nhãn hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
- Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu không xuất khẩu được hoặc bị trả lại, đưa ra lưu thông trên thị trường thì tổ chức, cá nhân đưa hàng hóa ra lưu thông phải ghi nhãn theo quy định của Nghị định này.
- Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này.
Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất phải chịu trách nhiệm ghi nhãn trên bao bì hóa chất. Do đó, cơ sở của bạn phải có trách nhiệm ghi nhãn trên bao bì đựng hóa chất Triclofon và nội dung ghi nhãn hóa chất được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?