Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là gì? Ngoài hợp đồng bảo hiểm thì những loại giấy tờ nào được xem là bằng chứng?
- Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là gì? Ngoài hợp đồng bảo hiểm thì những loại giấy tờ nào được xem là bằng chứng?
- Bên mua bảo hiểm được quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm không?
- Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật thì có phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm không?
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là gì? Ngoài hợp đồng bảo hiểm thì những loại giấy tờ nào được xem là bằng chứng?
Tại Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Hình thức, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là loại văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm về các nội dung cơ bản của hợp đồng bảo hiểm.
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm, cũng như là căn cứ để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Cụ thể, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm gồm hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là gì? Ngoài hợp đồng bảo hiểm thì những loại giấy tờ nào được xem là bằng chứng? (hình từ internet)
Bên mua bảo hiểm được quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm không?
Tại Điều 21 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm
1. Bên mua bảo hiểm có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài để giao kết hợp đồng bảo hiểm;
b) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm;
c) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 18 của Luật này;
d) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan;
đ) Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 3 Điều 22 và Điều 35 hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm quy định tại Điều 26 của Luật này;
e) Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
g) Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm hoặc theo quy định của pháp luật;
h) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, một trong những quyền lợi của bên mua bảo hiểm là được quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật thì có phải bồi thường cho bên mua bảo hiểm không?
Tại Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin
1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
2. Trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp không đầy đủ thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường, trả tiền bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm và phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm sau khi trừ đi các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài (nếu có).
3. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm (nếu có).
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm và gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?
- 1 năm có bao nhiêu tuần học? Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 của các địa phương ra sao?
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?