Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương là gì, bao gồm những ai và làm việc dựa trên những nguyên tắc nào?
Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương là gì và bao gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 1 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:
Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương
1. Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương (dưới đây gọi tắt là Ban Thanh tra nhân dân) là tổ chức thanh tra của cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương do Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.
2. Ban Thanh tra nhân dân gồm 09 (chín) thành viên là cán bộ, công chức đang công tác tại Cơ quan Bộ Công Thương, trong đó có 01 (một) Trưởng Ban, 01 (một) Phó Trưởng Ban và 07 (bảy) Ủy viên, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 (hai) năm, bắt đầu từ nhiệm kỳ thứ nhất (2008 – 2010).
4. Trong nhiệm kỳ, nếu thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không còn được tín nhiệm thì Ban Chấp hành Công đoàn Cơ quan Bộ Công Thương đề nghị Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương bãi nhiệm và bầu người khác thay thế.
Theo đó, Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương (dưới đây gọi tắt là Ban Thanh tra nhân dân) là tổ chức thanh tra của cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương do Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Ban Thanh tra nhân dân gồm 09 (chín) thành viên là cán bộ, công chức đang công tác tại Cơ quan Bộ Công Thương, trong đó có 01 (một) Trưởng Ban, 01 (một) Phó Trưởng Ban và 07 (bảy) Ủy viên, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương (Hình từ Internet)
Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương làm việc dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo Điều 2 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc của Ban Thanh tra nhân dân
Ban Thanh tra nhân dân thực hiện chế độ làm việc tập thể, biểu quyết theo đa số và đề cao trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên trên cơ sở các nguyên tắc sau:
1. Công tác giám sát thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân được thực hiện cơ sở pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời và không làm cản trở hoạt động bình thường của các đơn vị, cá nhân có liên quan.
2. Mỗi thành viên Ban Thanh tra nhân dân được phân công theo dõi, chịu trách nhiệm chính một số lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này, nhưng không làm thay nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, cá nhân có liên quan và có nhiệm vụ báo cáo công việc do mình phụ trách tại cuộc họp định kỳ hoặc bất thường (dưới đây gọi tắt là các cuộc họp) của Ban Thanh tra nhân dân, trừ trường hợp cần thiết, cấp bách cần báo cáo ngay với Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban.
3. Tuân thủ các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Ban Thanh tra nhân dân và Quy chế làm việc này.
4. Trưởng Ban Thanh tra nhân dân chịu trách nhiệm điều hành công việc chung của Ban Thanh tra nhân dân và phối hợp với các đơn vị trong Cơ quan Bộ Công Thương để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân.
Như vậy, Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương làm việc dựa trên những nguyên tắc sau:
- Công tác giám sát thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân được thực hiện cơ sở pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời và không làm cản trở hoạt động bình thường của các đơn vị, cá nhân có liên quan.
- Mỗi thành viên Ban Thanh tra nhân dân được phân công theo dõi, chịu trách nhiệm chính một số lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân quy định tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này, nhưng không làm thay nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị, cá nhân có liên quan và có nhiệm vụ báo cáo công việc do mình phụ trách tại cuộc họp định kỳ hoặc bất thường (dưới đây gọi tắt là các cuộc họp) của Ban Thanh tra nhân dân, trừ trường hợp cần thiết, cấp bách cần báo cáo ngay với Trưởng Ban hoặc Phó Trưởng Ban.
- Tuân thủ các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Ban Thanh tra nhân dân và Quy chế làm việc này.
- Trưởng Ban Thanh tra nhân dân chịu trách nhiệm điều hành công việc chung của Ban Thanh tra nhân dân và phối hợp với các đơn vị trong Cơ quan Bộ Công Thương để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân.
Nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương được pháp luật quy định như thế nào?
Tại Điều 3 Quy chế làm việc của Ban Thanh tra nhân dân Cơ quan Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 4848/QĐ-BCT năm 2008 quy định như sau:
Căn cứ Nghị quyết Hội nghị cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương và sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Công đoàn Cơ quan Bộ Công Thương, Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc:
- Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Bộ Công Thương.
- Thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác của Cơ quan Bộ Công Thương.
- Sử dụng kinh phí, bao gồm các nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí khác, trong đó có nguồn kinh phí ODA, của Cơ quan Bộ Công Thương.
- Chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản công của Cơ quan Bộ Công Thương.
- Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch, đề bạt và việc thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của cán bộ, công chức Cơ quan Bộ Công Thương.
- Thực hiện nội quy, quy chế làm việc của Cơ quan Bộ Công Thương.
- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo; thực hiện các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra; xử lý các vụ, việc tham nhũng, lãng phí thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Bộ Công Thương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?