Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế làm việc dựa theo nguyên tắc nào? Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế có chế độ làm việc như thế nào?
Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế làm việc dựa theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Quy chế làm việc của Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-NHNN năm 2006, có quy định về nguyên tắc làm việc của Ban Hội nhập như sau:
Nguyên tắc làm việc của Ban Hội nhập
1. Ban Hội nhập làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ Thủ trưởng.
2. Những vấn đề có liên quan đến hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của ngành được đưa ra thảo luận trong tập thể Ban và do Chủ tọa cuộc họp kết luận.
3. Người chủ tọa và kết luận tại cuộc họp của Ban là Trưởng ban, hoặc Phó ban khi được Trưởng ban uỷ quyền.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ Thủ trưởng.
- Những vấn đề có liên quan đến hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của ngành được đưa ra thảo luận trong tập thể Ban và do Chủ tọa cuộc họp kết luận;
- Người chủ tọa và kết luận tại cuộc họp của Ban là Trưởng ban, hoặc Phó ban khi được Trưởng ban uỷ quyền.
Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế làm việc dựa theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế có chế độ làm việc như thế nào?
Căn cứ tại Điều 3 Quy chế làm việc của Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-NHNN năm 2006, có quy định về chế độ làm việc của Ban Hội nhập như sau:
Chế độ làm việc của Ban Hội nhập
1. Ban Hội nhập sẽ tổ chức họp khi có yêu cầu để triển khai thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
2. Các thành viên trong Ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban phân công và chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế thuộc đơn vị mình phụ trách.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế có chế độ làm việc như sau:
- Ban Hội nhập sẽ tổ chức họp khi có yêu cầu để triển khai thực hiện công tác hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
- Các thành viên trong Ban làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do Trưởng ban phân công và chịu trách nhiệm về các công việc liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế thuộc đơn vị mình phụ trách.
Trưởng ban của Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế làm việc của Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-NHNN năm 2006, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban
Trên cơ sở chỉ đạo của Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, căn cứ vào Chương trình hành động về Hội nhập Kinh tế Quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng Ban Hội nhập gồm:
1. Điều hành hoạt động của Ban Hội nhập
2. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban Hội nhập.
3. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Hội nhập.
4. Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Hội nhập.
5. Chỉ đạo các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc định hướng và hoạt động cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế của ngành, chỉ đạo thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng.
Như vậy, theo quy định trên thì trưởng ban của Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Điều hành hoạt động của Ban Hội nhập
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong Ban Hội nhập.
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Hội nhập.
- Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Hội nhập.
- Chỉ đạo các đơn vị của Ngân hàng Nhà nước trình Thống đốc định hướng và hoạt động cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế của ngành, chỉ đạo thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng
Thành viên của Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế làm việc của Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế ban hành kèm theo Quyết định 1917/QĐ-NHNN năm 2006, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban Hội nhập như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban Hội nhập
1. Thực hiện các nhiệm vụ được lãnh đạo Ban phân công theo lĩnh vực chuyên môn và chuyên ngành do đơn vị mình phụ trách.
2. Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban, thảo luận và cùng xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và chỉ đạo đơn vị mình triển khai thực hiện các ý kiến kết luận của Trưởng ban. Những thành viên vắng mặt có trách nhiệm đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi Ban thông qua Phó Trưởng ban.
3. Gửi báo cáo tình hình thực hiện các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của đơn vị mình khi có yêu cầu tới Bộ phận Giúp việc của Ban để tổng hợp và báo cáo Trưởng ban.
Như vậy, thành viên của Ban Hội nhập Kinh tế Quốc tế có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ được lãnh đạo Ban phân công theo lĩnh vực chuyên môn và chuyên ngành do đơn vị mình phụ trách;
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp của Ban, thảo luận và cùng xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế và chỉ đạo đơn vị mình triển khai thực hiện các ý kiến kết luận của Trưởng ban. Những thành viên vắng mặt có trách nhiệm đóng góp ý kiến bằng văn bản gửi Ban thông qua Phó Trưởng ban;
- Gửi báo cáo tình hình thực hiện các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế của đơn vị mình khi có yêu cầu tới Bộ phận Giúp việc của Ban để tổng hợp và báo cáo Trưởng ban.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?