Bán hàng rong trong khuôn viên đất của nhà dân, được chủ nhà cho phép, không lấn chiếm vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Tôi bán hàng rong trong khuôn viên đất của nhà dân, được chủ nhà cho phép, không lấn chiếm vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không? Nếu bán hàng rong trên vỉa hè sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Bán hàng rong là gì?

Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP định nghĩa như sau:

"1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;"

Theo đó, có thể hiểu một cách đơn giản bán hàng rong là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định và không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh.

Bán hàng rong trong khuôn viên đất của nhà dân, được chủ nhà cho phép, không lấn chiếm vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Bán hàng rong trong khuôn viên đất của nhà dân, được chủ nhà cho phép, không lấn chiếm vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Tải trọn bộ văn bản về Bán hàng rong trong khuôn viên đất không lấn chiếm vỉa hè hiện hành: Tại Đây

Bán hàng rong trong khuôn viên đất của nhà dân, được chủ nhà cho phép, không lấn chiếm vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 39/2007/NĐ-CP cũng quy định về phạm vi địa điểm kinh doanh của cá nhân hoạt động thương mại như sau:

"1. Trừ tr­ường hợp pháp luật có quy định khác, nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại tại các khu vực, tuyến đ­ường, địa điểm sau:
a) Khu vực thuộc các di tích lịch sử, văn hóa đã đ­ược xếp hạng, các danh lam thắng cảnh khác;
b) Khu vực các cơ quan nhà n­ước, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế;
c) Khu vực thuộc vành đai an toàn kho đạn d­ược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn d­ược, vật liệu nổ, doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam;
d) Khu vực thuộc cảng hàng không, cảng biển, cửa khẩu quốc tế, sân ga, bến tầu, bến xe, bến phà, bến đò và trên các ph­ương tiện vận chuyển;
đ) Khu vực các tr­ường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ng­ưỡng;
e) Nơi tạm dừng, đỗ của ph­ương tiện giao thông đang tham gia l­ưu thông, bao gồm cả đ­ường bộ và đ­ường thủy;
g) Phần đ­ường bộ bao gồm lối ra vào khu chung c­ư hoặc khu tập thể; ngõ hẻm; vỉa hè, lòng đ­ường, lề đ­ường của đ­ường đô thị, đ­ường huyện, đường tỉnh và quốc lộ dành cho ng­ười và phương tiện tham gia giao thông, trừ các khu vực, tuyến đ­ường hoặc phần vỉa hè đ­ường bộ đ­ược cơ quan có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời để thực hiện các hoạt động th­ương mại;
h) Các tuyến đ­ường, khu vực (kể cả khu du lịch) do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc cơ quan đ­ược Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền quy định và có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại;
i) Khu vực thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân tuy không phải là khu vực, tuyến đ­ường, địa điểm cấm sử dụng làm địa điểm kinh doanh theo quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này nh­ưng không đ­ược sự đồng ý của tổ chức, cá nhân đó hoặc khu vực đó có biển cấm cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại.
2. Nghiêm cấm cá nhân hoạt động th­ương mại chiếm dụng trái phép, tự ý xây dựng, lắp đặt cơ sở, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động th­ương mại và tr­ưng bày hàng hóa ở bất kỳ địa điểm nào trên đ­ường giao thông và nơi công cộng; lối ra vào, lối thoát hiểm hoặc bất kỳ khu vực nào làm cản trở giao thông, gây bất tiện cho cộng đồng và làm mất mỹ quan chung.
3. Tr­ường hợp tiến hành hoạt động th­ương mại ở các khu vực, tuyến đường hoặc phần vỉa hè đ­ường bộ đ­ược cơ quan nhà n­ước có thẩm quyền quy hoạch hoặc cho phép sử dụng tạm thời thì ngoài việc tuân thủ quy định của Nghị định này, cá nhân hoạt động th­ương mại phải bảo đảm thực hiện theo đúng quy hoạch và sự cho phép đó.
4. Cá nhân hoạt động th­ương mại phải tuân thủ mệnh lệnh hợp pháp của người thi hành công vụ trong tr­ường hợp đ­ược yêu cầu di chuyển hàng hóa; phương tiện, thiết bị, dụng cụ thực hiện các hoạt động th­ương mại để tránh làm cản trở hoặc tắc nghẽn giao thông trong tr­ường hợp khẩn cấp hoặc vì lý do an ninh và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật."

Do vậy, nếu bạn bán hàng rong trong khuôn viên đất của nhà dân với sự cho phép của chủ nhà, không lấn chiếm vỉa hè sẽ không vi phạm pháp luật.

Bán hàng rong trên vỉa hè sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:

"1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.
..."

Theo đó, bán hàng rong trên vỉa hè có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.

Bán hàng rong
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bán hàng rong trong công viên bị xử lý thế nào?
Pháp luật
Bán hàng rong có phải đăng ký hộ kinh doanh không? Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm những gì?
Pháp luật
Bán hàng rong có phải là kinh doanh lưu động hay không? Người buôn bán hàng rong không đúng địa điểm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bán hàng rong thì có cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh để được phép bán tại địa điểm du lịch hay không?
Pháp luật
Bán hàng rong tại khu vực công cộng của sân bay thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
bán hàng rong
Bán hàng rong có cần đăng ký kinh doanh không? Bán hàng rong có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Bán hàng rong trong khuôn viên đất của nhà dân, được chủ nhà cho phép, không lấn chiếm vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Nài ép khách du lịch mua hàng hóa thì người bán hàng rong có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Pháp luật
Lợi dụng trẻ em bán hàng rong để kiếm tiền bị xử phạt bao nhiêu? Ép buộc trẻ em bán hàng rong có bị đi tù hay không?
Pháp luật
Bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ bị xử lý ra sao? Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ?
Pháp luật
Bán hàng rong, bán vé số dạo có cần đăng ký kinh doanh không? Những địa điểm nào không được bán hàng rong, bán vé số dạo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bán hàng rong
13,970 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bán hàng rong

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bán hàng rong

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào