Bản đồ sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam là bản đồ gì? Bản đồ sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam theo Nghị quyết 1211?
Bản đồ sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam là bản đồ gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT, Bản đồ hành chính là bản đồ chuyên đề có yếu tố chuyên môn thể hiện sự phân chia lãnh thổ và quản lý đơn vị hành chính theo quy định của Nhà nước Việt Nam.
Căn cứ tại Điều 10 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT về thành lập mới bản đồ hành chính các cấp như sau:
Thành lập mới và tái bản bản đồ hành chính các cấp
1. Thành lập mới bản đồ hành chính khi đơn vị hành chính trên bản đồ thành lập có quyết định sáp nhập hoặc chia tách của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...
Theo đó, sẽ thành lập mới bản đồ hành chính khi đơn vị hành chính trên bản đồ thành lập có quyết định sáp nhập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm cả trường hợp có quyết định sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ngày 14/02/2025, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 126-KL/TW năm 2025 về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị năm 2025 có nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, cả nước có 63 tỉnh thành và chưa có quyết định chính thức nào của cơ quan có thẩm quyền quyết định cụ thể về việc sáp nhập đối với những tỉnh thành nào. |
Và theo Điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ hành chính các cấp thì:
Bản đồ sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam có thể được xác định là bản đồ hành chính toàn quốc thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền biển, đảo và quần đảo.
Bản đồ sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam là bản đồ gì? Bản đồ sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam theo Nghị quyết 1211? (Hình từ Internet)
Bản đồ sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam theo Nghị quyết 1211 trong đề án sáp nhập tỉnh gồm những bản đồ nào?
Đề án sáp nhập 63 tỉnh thành được quy định tại Điều 29 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15) sẽ có nội dung gồm có năm phần và phụ lục như sau:
(1) Phần thứ nhất: căn cứ pháp lý và sự cần thiết;
(2) Phần thứ hai: lịch sử hình thành và hiện trạng của các đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
(3) Phần thứ ba: phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
- Phần này gồm hiện trạng diện tích tự nhiên, dân số (tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định đề án) của đơn vị hành chính cấp tỉnh, và của các đơn vị hành chính có liên quan đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và địa giới hành chính; kết quả sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính các cấp;
(4) Phần thứ tư: đánh giá tác động và định hướng phát triển của đơn vị hành chính, sau khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới, đơn vị hành chính.
(5) Phần thứ năm: kết luận và kiến nghị;
(6) Phụ lục kèm theo đề án gồm:
- Biểu thống kê diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
- Biểu thống kê các chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu;
- Bản đồ hiện trạng địa giới của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và bản đồ phương án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
- 01 phim tài liệu (từ 15 đến 20 phút) về vị trí, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội và hạ tầng của khu vực đề nghị thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
- Biểu tổng hợp các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính;
- Các biểu, bảng số liệu được cấp có thẩm quyền xác nhận làm cơ sở xác định các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính;
- Hồ sơ đề án phân loại đô thị;
- Hồ sơ công nhận đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường;
- Các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính (nếu có)
Như vậy, bản đồ sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam trong đề án sáp nhập tỉnh theo Nghị quyết 1211 gồm:
- Bản đồ hiện trạng địa giới của đơn vị hành chính liên quan trực tiếp đến việc sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam;
- Bản đồ phương án sáp nhập sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam.
Lưu ý:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hội đồng thẩm định Đề án Sáp nhập các tỉnh; chủ trì tổ chức khảo sát để phục vụ việc thẩm định Đề án Sáp nhập các tỉnh.
- Các chỉ tiêu về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người trên tháng so với trung bình cả nước, mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất của đơn vị hành chính đô thị trong đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được xác định theo phương pháp quy định tại Phụ lục 3 của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị.
+ Số liệu về quy mô dân số của đơn vị hành chính trong đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính gồm dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi. Số liệu dân số tạm trú quy đổi được xác định theo phương pháp quy định tại Phụ lục 3 của Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Số liệu để xác định tiêu chuẩn quy mô dân số do cơ quan Công an có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
+ Số liệu đánh giá các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính trong đề án thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính là số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm gửi hồ sơ đề án đến cơ quan thẩm định và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, xác nhận hoặc công bố.
Việc sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam có lấy ý kiến của nhân dân hay không?
Theo khoản 2 Điều 110 Hiến pháp 2013:
Điều 110.
1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.
Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.
2. Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.
Như vậy, việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính bao gồm cả sáp nhập các tỉnh thành Việt Nam phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo trình tự, thủ tục do luật định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Giấy mời dự Đại hội Đảng? Tải về Mẫu Giấy mời dự Đại hội Đảng? Quy chế bầu cử trong Đảng: Xử lý vi phạm thế nào?
- Kể về Lễ hội Đền Hùng? Viết đoạn văn về Lễ hội Đền Hùng? Lập dàn ý về Lễ hội Đền Hùng ngắn gọn?
- Thông tư 06 BKHĐT còn hiệu lực không? Trọn bộ Phụ lục Thông tư thay thế Thông tư 06 BKHĐT mới nhất file word?
- Văn khấn ngày giỗ ông bà? Bài cúng giỗ ông bà? Thờ cúng ông bà tổ tiên là hoạt động tín ngưỡng đúng không?
- Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ chuyên môn như thế nào?