Ban Dân vận Trung ương là cơ quan có chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của Ban Dân vận Trung ương như thế nào?
Ban Dân vận Trung ương là cơ quan có chức năng gì?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 78-QĐ/TW năm 2012 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Dân vận Trung ương do Bộ Chính trị ban hành quy định về chức năng của Ban Dân vận Trung ương như sau:
Chức năng của Ban Dân vận Trung ương
Ban Dân vận Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận.
Như vậy, Ban Dân vận Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận.
Ban Dân vận Trung ương là cơ quan có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Ban Dân vận Trung ương là gì?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 78-QĐ/TW năm 2012 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Dân vận Trung ương do Bộ Chính trị ban hành quy định về nhiệm vụ của Ban Dân vận Trung ương như sau:
Nhiệm vụ của Ban Dân vận Trung ương
1- Nghiên cứu, đề xuất
- Chủ trì hoặc tham gia, phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về công tác dân vận của Đảng (bao gồm: công tác mặt trận, các đoàn thể nhân dân; công tác dân tộc; công tác tôn giáo; công tác vận động các giai cấp, các tầng lớp nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài); chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định thuộc lĩnh vực nêu trên của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hoá các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về công tác dân vận; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân (tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong nhân dân) để báo cáo và tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
2- Thẩm định
- Thẩm định các đề án về công tác dân vận của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở Trung ương trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Tham gia thẩm định những đề án thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có liên quan mật thiết đến công tác dân vận.
3- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về công tác dân vận đối với các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác dân vận và phối hợp với các cơ quan liên quan bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận đối với đội ngũ cán bộ phụ trách công tác dân vận của các cấp uỷ trực thuộc Trung ương.
- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy ban dân vận các cấp.
4- Tham gia công tác xây dựng đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong khối dân vận Trung ương và ban dân vận các cấp uỷ đang trực thuộc Trung ương
- Tham gia với các tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Trung ương về phương hướng, nhiệm vụ công tác dân vận của Đảng.
- Phối hợp, tham gia với Ban Tổ chức Trung ương về công tác cán bộ trong khối dân vận Trung ương theo phân cấp quản lý. Tham gia ý kiến về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ dân vận theo danh mục phân cấp quản lý của Trung ương.
5- Thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao
- Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực Hội đồng công tác quần chúng Trung ương và cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Thực hiện những công việc khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Như vậy, Ban Dân vận Trung ương có các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu, đề xuất:
+ Chủ trì hoặc tham gia, phối hợp nghiên cứu, tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách về công tác dân vận của Đảng;
+ Chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định thuộc lĩnh vực nêu trên của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
- Thẩm định:
+ Thẩm định các đề án về công tác dân vận của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở Trung ương trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
+ Tham gia thẩm định những đề án thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có liên quan mật thiết đến công tác dân vận.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát:
+ Việc thực hiện và sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về công tác dân vận đối với các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương.
+ Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác dân vận và phối hợp với các cơ quan liên quan bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận đối với đội ngũ cán bộ phụ trách công tác dân vận của các cấp uỷ trực thuộc Trung ương.
+ Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy ban dân vận các cấp.
- Tham gia công tác xây dựng đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong khối dân vận Trung ương và ban dân vận các cấp uỷ đang trực thuộc Trung ương:
+ Tham gia với các tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Trung ương về phương hướng, nhiệm vụ công tác dân vận của Đảng.
+ Phối hợp, tham gia với Ban Tổ chức Trung ương về công tác cán bộ trong khối dân vận Trung ương theo phân cấp quản lý. Tham gia ý kiến về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ dân vận theo danh mục phân cấp quản lý của Trung ương.
- Thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao:
+ Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thường trực Hội đồng công tác quần chúng Trung ương và cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
+ Thực hiện những công việc khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.
Cơ cấu tổ chức của Ban Dân vận Trung ương như thế nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 78-QĐ/TW năm 2012 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Dân vận Trung ương do Bộ Chính trị ban hành quy định về tổ chức bộ máy của Ban Dân vận Trung ương như sau:
Tổ chức bộ máy của Ban Dân vận Trung ương
- Lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương:
Có Trưởng ban và các Phó trưởng ban.
- Cơ cấu tổ chức của Ban Dân vận Trung ương, gồm:
1- Văn phòng
2- Vụ Nghiên cứu
3- Vụ Đoàn thể nhân dân
4- Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước
5- Vụ Dân tộc
6- Vụ Tôn giáo
7- Vụ Tổ chức - Cán bộ
8- Tạp chí Dân vận
9- Cơ quan Thường trực tại thành phố Đà Năng
10- Cơ quan Thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Về biên chế
Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, thống nhất với Ban Dân vận Trung ương xác định biên chế của Ban Dân vận Trung ương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức.
Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Dân vận Trung ương được thực hiện cơ chế cộng tác viên phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của Ban.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Ban Dân vận Trung ương bao gồm:
1- Văn phòng
2- Vụ Nghiên cứu
3- Vụ Đoàn thể nhân dân
4- Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước
5- Vụ Dân tộc
6- Vụ Tôn giáo
7- Vụ Tổ chức - Cán bộ
8- Tạp chí Dân vận
9- Cơ quan Thường trực tại thành phố Đà Năng
10- Cơ quan Thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?