Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân gồm những ai? Khi thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo phải thông báo đến ai?
- Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân gồm những ai?
- Khi thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân phải thông báo đến ai?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân được quy định như thế nào?
Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 14 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định về Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành như sau:
Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành
...
5. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân gồm có: Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng là Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự Trung ương là Phó Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Tòa án quân sự Trung ương, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thuộc Tổng cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển là thành viên.
...
Theo quy định trên, Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân gồm có:
- Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng là Trưởng ban
- Đại diện lãnh đạo Viện kiểm sát quân sự Trung ương là Phó Trưởng ban;
- Thành viên Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân gồm:
+ Đại diện lãnh đạo Tòa án quân sự Trung ương;
+ Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
+ Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng;
+ Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thuộc Tổng cục Chính trị;
+ Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng;
+ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.
Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân
(Hình từ Internet)
Khi thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân phải thông báo đến ai?
Theo khoản 6 Điều 14 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định về Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành như sau:
Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành
...
6. Trường hợp thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, các cơ quan thông báo bằng văn bản với Trưởng ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành.
Như vậy, khi thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân, các cơ quan thông báo bằng văn bản với Trưởng ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Thông tư liên tịch 05/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành Trung ương:
a) Quyết định các nội dung về công tác thống kê hình sự liên ngành; sửa đổi, bổ sung biểu mẫu và tài liệu hướng dẫn để tổ chức thực hiện thống nhất các loại báo cáo thống kê hình sự liên ngành;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện thống nhất công tác thống kê hình sự liên ngành của cấp mình và cấp dưới;
c) Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác thống kê hình sự liên ngành;
d) Đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích và xem xét kỷ luật đối với những tập thể, cá nhân có vi phạm trong thực hiện công tác thống kê hình sự liên ngành;
đ) Đề xuất với lãnh đạo các ngành về biên chế, tổ chức bộ máy, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc và kinh phí bảo đảm hoạt động, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thống kê hình sự liên ngành.
2. Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành cấp cao, cấp tỉnh, cấp huyện và Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, Ban Chỉ đạo thống kê hình sự liên ngành trong Quân đội nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, cụ thể:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện thống nhất công tác thống kê hình sự liên ngành của cấp mình và cấp dưới;
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác thống kê hình sự liên ngành;
- Đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích và xem xét kỷ luật đối với những tập thể, cá nhân có vi phạm trong thực hiện công tác thống kê hình sự liên ngành;
- Đề xuất với lãnh đạo các ngành về biên chế, tổ chức bộ máy, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc và kinh phí bảo đảm hoạt động, trong đó trọng tâm là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thống kê hình sự liên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?