Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ được sử dụng con dấu của cơ quan nào?
- Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ được sử dụng con dấu của cơ quan nào?
- Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gì?
- Vào thời điểm nào Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức phải tổ chức họp để kiểm điểm, đánh giá các công việc đã thực hiện?
Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ được sử dụng con dấu của cơ quan nào?
Theo Điều 3 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1927/QĐ-TTCP năm 2013 quy định như sau:
Chức năng của Ban Chỉ đạo
Ban Chỉ đạo có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức" (sau đây viết tắt là Quyết định số 1557/QĐ-TTg) và Kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ.
Ban Chỉ đạo được sử dụng con dấu của cơ quan Thanh tra Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Quy chế này.
Theo quy định nêu trên thì Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ được sử dụng con dấu của của cơ quan Thanh tra Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ (Hình từ Internet)
Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Theo Điều 4 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1927/QĐ-TTCP năm 2013 quy định Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện việc đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức theo Quyết định 1557/QĐ-TTg năm 2012.
- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra các vụ, cục, đơn vị thực hiện việc đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong phạm vi được giao quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về đẩy mạnh cải cách chế độ công chức, công vụ (qua Bộ Nội vụ).
- Tổ chức phối hợp, hợp tác với các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia quản lý, các nhà khoa học để nghiên cứu các vấn đề về đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong phạm vi Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra.
- Tổ chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện Kế hoạch cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ.
- Đôn đốc, yêu cầu các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ được phân công thực hiện việc cân đối, bố trí nguồn lực và hướng dẫn sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện kế hoạch;
- Chủ động khai thác các nguồn lực khác từ các dự án (nếu có) để hỗ trợ cho quá trình tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch.
- Kiến nghị đối với Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ khen thưởng các cá nhân, tập thể của Thanh tra Chính phủ có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức.
- Được cấp kinh phí cho việc tổ chức họp, hội nghị, hội thảo, xây dựng chương trình, kế hoạch, tổng hợp báo cáo và các công việc có liên quan đến tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính từ nguồn ngân sách hàng năm của cơ quan Thanh tra Chính phủ và các nguồn vốn tài trợ khác theo quy định của pháp luật.
Vào thời điểm nào Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức phải tổ chức họp để kiểm điểm, đánh giá các công việc đã thực hiện?
Theo Điều 15 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1927/QĐ-TTCP năm 2013 quy định như sau:
- Định kỳ hàng Quý, Ban Chỉ đạo đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức phải tổ chức họp để kiểm điểm, đánh giá các công việc đã thực hiện trong từng thời gian, đề ra kế hoạch triển khai trong thời gian tiếp theo.
- Khi cần thiết, Ban Chỉ đạo có thể tổ chức họp đột xuất để bàn tập thể về công tác chỉ đạo để giải quyết những yêu cầu mới phát sinh đặt ra.
- Hàng năm hoặc khi kết thúc thời gian hoạt động của Đề án, Ban Chỉ đạo tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động để báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?