Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân do ai cấp?
- Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân sử dụng con dấu của cơ quan nào?
Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 550/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chỉ đạo
1.Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án cải cách hành chính và đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành KSND (sau đây gọi là Đề án).
2.Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các Viện kiểm sát địa phương và các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao xây dựng, triển khai chương trình hành động thực hiện Đề án trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị trực thuộc.
3.Phê duyệt đề án, chuyên đề do các Viện kiểm sát địa phương và các đơn vị trực thuộc xây dựng theo phạm vi Đềán; xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí hoạt động để đưa vào kế hoạch kinh phí hằng năm của VKSND tối cao trình Bộ Tài chính phê duyệt.
4.Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm triển khai có hiệu quả Đề án; đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án đối với các Viện kiểm sát địa phương và các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao.
5.Định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về tình hình thực hiện Đề án trong ngành KSND.
Theo quy định nêu trên thì Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án cải cách hành chính và đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các Viện kiểm sát địa phương và các đơn vị trực thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng, triển khai chương trình hành động thực hiện Đề án cải cách hành chính và đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị trực thuộc.
- Phê duyệt đề án, chuyên đề do các Viện kiểm sát địa phương và các đơn vị trực thuộc xây dựng theo phạm vi Đề án cải cách hành chính và đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân;
- Xây dựng kế hoạch và lập dự toán kinh phí hoạt động để đưa vào kế hoạch kinh phí hằng năm của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trình Bộ Tài chính phê duyệt.
- Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm triển khai có hiệu quả Đề án cải cách hành chính và đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân;
Đồng thời, đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện Đề án đối với các Viện kiểm sát địa phương và các đơn vị trực thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Định kỳ báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về tình hình thực hiện Đề án cải cách hành chính và đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân do ai cấp?
Theo khoản 2 Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 550/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:
Con dấu và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo
...
2. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước, do Vụ Kế hoạch - Tài chính cấp theo quyết định của Lãnh đạo VKSND tối cao qua Văn phòng VKSND tối cao để quản lý, sử dụng và được lập dự toán hằng năm; việc lập, chấp hành dự toán kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Căn cứ trên quy định kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước, do Vụ Kế hoạch - Tài chính cấp theo quyết định của Lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân tối cao qua Văn phòng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao để quản lý, sử dụng và được lập dự toán hằng năm,
Việc lập, chấp hành dự toán kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.
Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân sử dụng con dấu của cơ quan nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 550/QĐ-VKSTC-V9 năm 2013 quy định như sau:
Con dấu và kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo
1. Văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo và các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo ký sử dụng con dấu của VKSND tối cao.
...
Căn cứ trên quy định văn bản do Trưởng Ban Chỉ đạo và các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo ký sử dụng con dấu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Như vậy, Ban Chỉ đạo cải cách chế độ công vụ, công chức trong ngành Kiểm sát nhân dân sử dụng con dấu của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?