Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam có thẩm quyền bầu chủ tịch hội hay không? Chủ tịch hội sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam có những nhiệm vụ nào phải thực hiện? Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam có thẩm quyền bầu chủ tịch hội không hay do cơ quan quan có thẩm quyền nào thực hiện? Câu hỏi của anh Phong từ Hà Nội.

Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt nam cần thực hiện những nhiệm vụ nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về nhiệm vụ của Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:

Ban Chấp hành Hội
1. Ban Chấp hành Hội Người cao tuổi Việt Nam do Đại hội hiệp thương dân chủ bầu ra. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định. Ủy viên Ban Chấp hành thôi tham gia công tác Hội hoặc không còn đủ sức khỏe để tham gia công tác Hội thì đương nhiên rút khỏi Ban Chấp hành. Ban Thường vụ làm các thủ tục cần thiết và báo cáo Ban Chấp hành trong kỳ họp gần nhất.
2. Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai kỳ Đại hội, có nhiệm vụ:
a) Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, các chủ trương công tác quan trọng của Hội;
b) Chỉ đạo phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - gương sáng”, hiến kế, hiến công vì quê hương đất nước;
c) Bầu Ban Thường vụ với số lượng ủy viên do Ban Chấp hành quyết định; bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ; bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành khi có yêu cầu nhưng không quá 1/3 (một phần ba) số ủy viên do Đại hội bầu.
d) Ban Chấp hành họp thường kỳ 1 (một) năm 1 (một) lần, họp bất thường khi cần.
...

Theo đó, Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội, các chủ trương công tác quan trọng của Hội;

- Chỉ đạo phong trào thi đua yêu nước “Tuổi cao - gương sáng”, hiến kế, hiến công vì quê hương đất nước;

- Bầu Ban Thường vụ với số lượng ủy viên do Ban Chấp hành quyết định; bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ; bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành khi có yêu cầu nhưng không quá 1/3 (một phần ba) số ủy viên do Đại hội bầu.

- Ban Chấp hành họp thường kỳ 1 (một) năm 1 (một) lần, họp bất thường khi cần.

Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam có thẩm quyền bầu chủ tịch hội hay không?

Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam có thẩm quyền bầu chủ tịch hội hay không? (Hình từ Internet)

Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam có thẩm quyền bầu chủ tịch hội hay không?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về việc bầu chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam như sau:

Chủ tịch, Phó Chủ tịch
1. Chủ tịch Hội là đại diện theo pháp luật của Hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định và tuân thủ quy định của pháp luật.
...

Như vậy, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam sẽ do Ban Chấp hành bầu trong số các ủy viên Ban Thường vụ Hội. Tiêu chuẩn Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành Hội quy định và tuân thủ quy định của pháp luật.

Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam là người đại diện theo pháp luật của Hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Hội.

Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Người cao tuổi Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 972/QĐ-BNV năm 2017 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt nam như sau:

Chủ tịch, Phó Chủ tịch
...
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội:
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
b) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;
c) Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ;
d) Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội;
đ) Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hội.
...

Theo đó, khi Ủy viên Ban thường vụ hội được bầu làm Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì sẽ có những nhiệm vụ cũng như quyền hạn sau:

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;

- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước về hội, trước Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội về mọi hoạt động của Hội. Chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội theo quy định Điều lệ Hội; nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội;

- Chủ trì các phiên họp của Ban Chấp hành; chỉ đạo chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban Thường vụ;

- Thay mặt Ban Chấp hành, Ban Thường vụ ký các văn bản của Hội;

- Khi Chủ tịch Hội vắng mặt, việc chỉ đạo, điều hành giải quyết công việc của Hội được ủy quyền bằng văn bản cho một Phó Chủ tịch Hội.

Hội Người cao tuổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hội người cao tuổi có phải là tổ chức chính trị xã hội không?
Pháp luật
Bài phát biểu tổng kết chi Hội người cao tuổi năm 2024? Bài phát biểu của lãnh đạo xã tại Hội nghị tổng kết Hội người cao tuổi?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
Pháp luật
Chủ tịch Hội người cao tuổi xã có thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và có phải đóng bảo hiểm y tế hay không?
Pháp luật
Thành viên Ban thường vụ Hội người cao tuổi Việt Nam bao gồm những đối tượng nào? Ủy viên Ban Thường vụ Hội có được bầu là Phó chủ tịch hội không?
Pháp luật
Ban chấp hành Hội người cao tuổi Việt Nam có thẩm quyền bầu chủ tịch hội hay không? Chủ tịch hội sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Hội người cao tuổi Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào bố trí ngân sách, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho hội?
Pháp luật
Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội người cao tuổi Việt Nam do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nào triệu tập?
Pháp luật
Cá nhân muốn tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam nhưng chưa đủ tuổi quy định thì có được phép hay không?
Pháp luật
Nộp phí Hội người cao tuổi tại địa phương được quy định như thế nào? Có phải ai cũng phải đóng phí hội người cao tuổi không?
Pháp luật
Hội Người cao tuổi Việt Nam là tổ chức gì? Địa vị pháp lý của Hội Người cao tuổi được xác định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hội Người cao tuổi
4,468 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hội Người cao tuổi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hội Người cao tuổi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào