Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về Ban Chấp hành Hiệp hội như sau:
Ban Chấp hành Hiệp hội
1. Ban chấp hành Hiệp hội là cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội giữa hai kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành Hiệp hội là 5 (năm) năm, hoạt động theo điều lệ và các quy chế của Hiệp hội.
Cơ cấu Ban chấp hành bao gồm đại diện một số làng nghề, ngành nghề, hiệp hội, hội ngành nghề địa phương quy định tại điểm a khoản 1 điều 6, nghệ nhân, cơ sở kinh doanh, cơ sở dạy nghề, nghiên cứu và những chuyên gia kinh tế, văn hóa tâm huyết với làng nghề.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có nhiệm kỳ là 05 năm.
Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (Hình từ Internet)
Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam họp thường kỳ bao nhiêu tháng một lần?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về Ban Chấp hành Hiệp hội như sau:
Ban Chấp hành Hiệp hội
…
2. Số lượng ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội do Đại hội quyết định và được bầu trực tiếp bằng: phiếu kín hoặc giơ tay (hình thức biểu quyết do đại hội quy định). Người trúng cử phải đạt trên 50% (năm mươi phần trăm) số phiếu bầu hợp lệ của đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội. Trong trường hợp cần thiết, Ban Chấp hnahf Hiệp hội có thể bầu bổ sung một số ủy viên Ban Chấp hành nhưng không được quá 20% số ủy viên Ban Chấp hành đã được thông qua tại thời điểm bổ sung.
Thành viên Ban chấp hành Hiệp hội có thể bị miễn nhiệm trước thời hạn theo quy định của hơn 1/2 (một phần hai) số ủy viên Ban chấp hành và báo cáo trước đại hội gần nhất.
3. Ban chấp hành của hiệp hội họp thường kỳ 06 (sáu) tháng 01 (một) lần và bất thường do Chủ tịch Hiệp hội triệu tập.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam họp thường kỳ 06 tháng 01 lần và bất thường do Chủ tịch Hiệp hội triệu tập.
Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 678/QĐ-BNV năm 2012, có quy định về Ban Chấp hành Hiệp hội như sau:
Ban Chấp hành Hiệp hội
…
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chấp hành Hiệp hội:
a) Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết, chương trình hoạt động của nhiệm kỳ của Đại hội.
b) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban chấp hành Hiệp hội cho các hội viên, các hội địa phương là hội viên của Hiệp hội chi hội biết;
c) Phê duyệt kế hoạch và quyết toán tài chính hàng năm.
d) Quy định tổ chức và hoạt động các Ban chuyên môn, văn phòng Hiệp hội, các văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc khác khi được phép của cơ quan có thẩm quyền. Quy định các nguyên tắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội.
đ) Quy định tổ chức và hoạt động các ban chuyên môn, văn phòng Hiệp hội, các văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc khác khi được phép cảu cơ quan có thẩm quyền. Quy định các nguyên tắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội;
e) Bổ nhiệm lãnh đạo các ban chuyên môn, trưởng đại diện của Hiệp hội ở các khu vực, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.
g) Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và tài liệu trình đại hội.
h) Quyết định triệu tập đại hội nhiệm kỳ sau.
i) Tuyên truyền phát triển, kết nạp, đồng thời khai trừ những hội viên vi phạm pháp luật và điều lệ Hiệp hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Ban chấp hành Hiệp hội Làng nghề Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết, chương trình hoạt động của nhiệm kỳ của Đại hội.
- Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm và thông báo kết quả hoạt động của Ban chấp hành Hiệp hội cho các hội viên, các hội địa phương là hội viên của Hiệp hội chi hội biết;
- Phê duyệt kế hoạch và quyết toán tài chính hàng năm.
- Quy định tổ chức và hoạt động các Ban chuyên môn, văn phòng Hiệp hội, các văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc khác khi được phép của cơ quan có thẩm quyền. Quy định các nguyên tắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội.
- Quy định tổ chức và hoạt động các ban chuyên môn, văn phòng Hiệp hội, các văn phòng đại diện, các đơn vị trực thuộc khác khi được phép cảu cơ quan có thẩm quyền. Quy định các nguyên tắc, chế độ, sử dụng và quản lý tài sản, tài chính của Hiệp hội;
- Bổ nhiệm lãnh đạo các ban chuyên môn, trưởng đại diện của Hiệp hội ở các khu vực, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.
- Chuẩn bị nội dung, chương trình nghị sự và tài liệu trình đại hội.
- Quyết định triệu tập đại hội nhiệm kỳ sau.
- Tuyên truyền phát triển, kết nạp, đồng thời khai trừ những hội viên vi phạm pháp luật và điều lệ Hiệp hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?
- Ý nghĩa của ngày 23 tháng chạp? 23 tháng Chạp là ngày gì? Ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày gì?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách mới nhất? Tải về mẫu phiếu?
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?