Ban chấp hành Hiệp hội Cao su Việt Nam có bao nhiêu thành viên? Ban Chấp hành họp thường kỳ bao lâu một lần?
Ban chấp hành Hiệp hội Cao su Việt Nam có bao nhiêu thành viên?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 15 Điều lệ của Hiệp hội Cao su Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BNV về Ban chấp hành Hiệp hội như sau:
Ban chấp hành Hiệp hội:
1. Ban chấp hành Hiệp hội là cơ quan điều hành hoạt động của Hiệp hội giữa các kỳ Đại hội.
2. Thành viên của Ban chấp hành Hiệp hội từ 15 đến 17 người, trong đó có 02 thành viên đại diện cho các cơ quan Nhà nước là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thương mại; các đại diện này do Bộ trưởng của mỗi Bộ trên cử. Số thành viên Ban chấp hành do Đại hội quyết định. Thành viên của Ban chấp hành được phân bổ theo tỷ lệ hội viên trong từng khu vực, lãnh thổ.
...
Theo đó, Ban chấp hành Hiệp hội Cao su Việt Nam có từ 15 đến 17 người, trong đó có 02 thành viên đại diện cho các cơ quan Nhà nước là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương; các đại diện này do Bộ trưởng của mỗi Bộ trên cử.
Hiệp hội Cao su Việt Nam (Hình từ Internet)
Ban Chấp hành Hiệp hội Cao su Việt Nam họp thường kỳ bao lâu một lần?
Theo khoản 4 Điều 15 Điều lệ của Hiệp hội Cao su Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BNV quy định về Ban chấp hành Hiệp hội như sau:
Ban chấp hành Hiệp hội:
...
4. Ban chấp hành Hiệp hội thường kỳ 6 tháng một lần để xem xét và đánh giá tình hình hoạt động của Hiệp hội, bàn bạc và quyết định các biện pháp cần thiết để thực hiện nghị quyết của đại hội Hiệp hội.
Khi cần, Ban chấp hành Hiệp hội có thể họp bất thường theo triệu tập của Chủ tịch Hiệp hội.
Ban chấp hành Hiệp hội ra nghị quyết các vấn đề lớn liên quan đến chủ trương, đối sách chung của toàn Hiệp hội phải được 100% thành viên Ban chấp hành có mặt nhất trí. Những vấn đề khác được biểu quyết theo đa số.
Nghị quyết của Ban chấp hành Hiệp hội có thể mất hiệu lực bằng phủ quyết của Đại hội toàn thể hoặc Đại hội Đại biểu hội viên.
Theo quy định trên, Ban Chấp hành Hiệp hội Cao su Việt Nam họp thường kỳ 6 tháng một lần để xem xét và đánh giá tình hình hoạt động của Hiệp hội, bàn bạc và quyết định các biện pháp cần thiết để thực hiện nghị quyết của đại hội Hiệp hội.
Và khi cần, Ban chấp hành Hiệp hội có thể họp bất thường theo triệu tập của Chủ tịch Hiệp hội.
Nhiệm vụ của Ban chấp hành Hiệp hội Cao su Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 16 Điều lệ của Hiệp hội Cao su Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 67/2004/QĐ-BNV quy định về nhiệm vụ của Ban chấp hành Hiệp hội như sau:
Nhiệm vụ của Ban chấp hành Hiệp hội:
1. Tổ chức thực hiện điều lệ, các nghị quyết, các quy định đã được Đại hội hoặc Hội nghị hội viên thông qua.
2. Thực hiện các nghĩa vụ của thành viên đối với các tổ chức Quốc tế mà Hiệp hội tham gia (cung cấp thông tin, nộp niên liễm cho Hiệp hội).
3. Đề xuất ý kiến cho các cơ quan Nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngành cao su và của các hội viên, nhằm thực hiện hiệu quả sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ và xuất nhập khẩu cao su, nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi của Hội viên.
4. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, chuẩn bị các nội dung, xây dựng các dự án, dự thảo quy chế trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất – kinh doanh, xuất nhập khẩu, tổ chức quản lý để đưa ra Đại hội Hiệp hội quyết định.
5. Ban chấp hành triệu tập Hội nghị đại biểu, Hội nghị đại biểu bất thường hội viên để giải quyết các vấn đề phát sinh quan trọng có liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh và tổ chức quản lý của Hiệp hội khi chưa đến nhiệm kỳ đại hội.
6. Xét kết nạp, khai trừ, khen thưởng các hội viên, đề nghị Hiệp hội và các cơ quan Nhà nước xử lý các hội viên trong Hiệp hội vi phạm điều lệ hoặc vi phạm các quy định, thể chế, pháp luật cũng như lợi ích của Nhà nước.
Như vậy, Ban chấp hành Hiệp hội Cao su Việt Nam có những nhiệm vụ sau đây:
- Tổ chức thực hiện điều lệ, các nghị quyết, các quy định đã được Đại hội hoặc Hội nghị hội viên thông qua.
- Thực hiện các nghĩa vụ của thành viên đối với các tổ chức Quốc tế mà Hiệp hội tham gia (cung cấp thông tin, nộp niên liễm cho Hiệp hội).
- Đề xuất ý kiến cho các cơ quan Nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngành cao su và của các hội viên, nhằm thực hiện hiệu quả sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ và xuất nhập khẩu cao su, nâng cao tính cạnh tranh của mặt hàng cao su Việt Nam trên thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi của Hội viên.
- Trong phạm vi thẩm quyền của mình, chuẩn bị các nội dung, xây dựng các dự án, dự thảo quy chế trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất – kinh doanh, xuất nhập khẩu, tổ chức quản lý để đưa ra Đại hội Hiệp hội quyết định.
- Ban chấp hành triệu tập Hội nghị đại biểu, Hội nghị đại biểu bất thường hội viên để giải quyết các vấn đề phát sinh quan trọng có liên quan đến hoạt động sản xuất – kinh doanh và tổ chức quản lý của Hiệp hội khi chưa đến nhiệm kỳ đại hội.
- Xét kết nạp, khai trừ, khen thưởng các hội viên, đề nghị Hiệp hội và các cơ quan Nhà nước xử lý các hội viên trong Hiệp hội vi phạm điều lệ hoặc vi phạm các quy định, thể chế, pháp luật cũng như lợi ích của Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?