Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển do ai thành lập? Ban Biên tập có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển do ai thành lập?
Theo khoản 1 Điều 1 Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển ban hành kèm theo Quyết định 2266/QĐ-BTP năm 2015 quy định về Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển như sau:
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển
1. Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển (sau đây gọi tắt là Ban Biên tập) do Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập để thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng tổ chức biên tập và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử pháp điển.
2. Thành viên Ban Biên tập là đại diện của các đơn vị có liên quan đến nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về hoạt động trong lĩnh vực pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật. Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là Trưởng Ban.
Theo đó, Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển do Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập để thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng tổ chức biên tập và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử pháp điển.
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển do ai thành lập? Ban Biên tập có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 3 Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển ban hành kèm theo Quyết định 2266/QĐ-BTP năm 2015 quy định Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Tổ chức việc thu thập, biên tập, rà soát, xử lý thông tin; bảo đảm cập nhật kịp thời, chính xác thông tin liên quan đến hoạt động pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử pháp điển.
- Định hướng nội dung thông tin của Cổng thông tin điện tử pháp điển.
- Phê duyệt và chịu trách nhiệm về nội dung tin, bài được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử pháp điển.
- Nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp về các biện pháp nâng cao chất lượng thông tin của Cổng thông tin điện tử pháp điển.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp.
- Tổ chức mạng lưới cộng tác viên để cung cấp thông tin tình hình hoạt động của các Bộ, ngành và của các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp về công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Biên tập và tình hình hoạt động của Cổng thông tin điện tử pháp điển.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao.
Chế độ hội họp, báo cáo của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển được quy định thế nào?
Theo Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển ban hành kèm theo Quyết định 2266/QĐ-BTP năm 2015 quy định như sau:
Chế độ hội họp, báo cáo
1. Ban Biên tập họp thường kỳ 6 tháng một lần. Trường hợp cần thiết, Ban biên tập họp đột xuất theo triệu tập của Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban Thường trực trong trường hợp Trưởng ban đi vắng) hoặc đề nghị của 2/3 số thành viên.
2. Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm, Ban Biên tập có trách nhiệm lập báo cáo gửi Bộ trưởng về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban; tình hình đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử pháp điển và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Căn cứ trên quy định về chế độ hội họp, báo cáo của Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển như sau:
- Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển họp thường kỳ 6 tháng một lần.
Trường hợp cần thiết, Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển họp đột xuất theo triệu tập của Trưởng ban (hoặc Phó Trưởng ban Thường trực trong trường hợp Trưởng ban đi vắng) hoặc đề nghị của 2/3 số thành viên.
- Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm, Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử pháp điển có trách nhiệm lập báo cáo gửi Bộ trưởng về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Ban; tình hình đăng tải thông tin trên Cổng thông tin điện tử pháp điển và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?