Bản án đã có hiệu lực nhưng người phải thi hành án không chấp hành thì phải làm thế nào? Tiếp nhận yêu cầu thi hành án cần thực hiện những gì?

Khi bản án phúc thẩm có hiệu lực và người bị kiện là chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Bản án hành chính về đất đai có hiệu lực từ năm 2018 nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thực hiện. Tôi đã đến gặp nhiều cơ quan nhưng vẫn chưa có kết quả. Mới đây, ngày 10/09/2021 được đối thoại với chủ tịch nhưng vẫn hứa thực hiện chứ chưa làm ngay. Vậy việc kéo dài thời gian thi hành có đúng không? Bị xử lý ra sao? Quy trình sau khi bản án phúc thẩm có hiệu lực?

Bản án phúc thẩm có hiệu lực từ khi nào?

Bản án phúc thẩm được quy định tại khoản 6 Điều 313 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

- Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Bản án phúc thẩm gồm có:

+ Phần mở đầu;

+ Phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định;

+ Phần quyết định.

- Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên của Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.

- Trong phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị.

Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định về kháng cáo, kháng nghị, các tình tiết của vụ án, việc giải quyết, xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật mà Tòa án áp dụng, nếu vụ án thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này thì còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ công bằng, để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.

Trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí sơ thẩm, phúc thẩm, chi phí tố tụng (nếu có).

- Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy và ghi rõ trong bản án.

- Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Tải trọn bộ các văn bản về yêu cầu thi hành án: Tải về

Bản án đã có hiệu lực nhưng người phải thi hành án không chấp hành

Bản án đã có hiệu lực nhưng người phải thi hành án không chấp hành

Bản án đã có hiệu lực nhưng người phải thi hành án không chấp hành thì phải làm thế nào?

Thời hiệu yêu cầu thi hành án được căn cứ tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự 2008 như sau:

"Điều 30. Thời hiệu yêu cầu thi hành án
1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án.
Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.
2. Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật này thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.
3. Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án."

Như vậy, trường hợp này nếu Chủ tịch UBND không thực hiện nghĩa vụ quy định tại Bản án thì anh có thể yêu cầu thi hành án.

Đơn yêu cầu thi hành án bao gồm những nội dung gì? Một số quy định khác về việc tiếp nhận yêu cầu thi hành án?

Về việc tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án thực hiện bạn có thể xem quy định tại Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008 được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014, cụ thể như sau:

“Điều 31. Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án
1. Đương sự tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu thi hành án bằng hình thức trực tiếp nộp đơn hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi đơn qua bưu điện. Người yêu cầu phải nộp bản án, quyết định, tài liệu khác có liên quan.
Ngày yêu cầu thi hành án được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
2. Đơn yêu cầu phải có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người yêu cầu;
b) Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu;
c) Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
d) Nội dung yêu cầu thi hành án;
đ) Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, nếu có;
e) Ngày, tháng, năm làm đơn;
g) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm đơn; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân, nếu có.
3. Trường hợp người yêu cầu trực tiếp trình bày bằng lời nói thì cơ quan thi hành án dân sự phải lập biên bản có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của người lập biên bản; biên bản này có giá trị như đơn yêu cầu.
4. Khi tiếp nhận yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra nội dung yêu cầu và các tài liệu kèm theo, vào sổ nhận yêu cầu thi hành án và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu.
5. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối yêu cầu thi hành án và phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án trong các trường hợp sau đây:
a) Người yêu cầu không có quyền yêu cầu thi hành án hoặc nội dung yêu cầu không liên quan đến nội dung của bản án, quyết định; bản án, quyết định không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các đương sự theo quy định của Luật này;
b) Cơ quan thi hành án dân sự được yêu cầu không có thẩm quyền thi hành án;
c) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án."

Còn về thủ tục thực hiện được quy định tại Điều 32 Luật thi hành án 2008 nhưng nay đã hết hiệu lực và đã bị bãi bỏ bởi khoản 49 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 có hiệu lực từ ngày 01/07/2015.

Thi hành án
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người có hành vi lợi dụng chức vụ cản trở việc thi hành án dẫn đến người phải thi hành án bỏ trốn thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng dịch vụ xác minh điều kiện thi hành án giữa người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản xác minh điều kiện thi hành án do Thừa phát lại lập là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Số tiền mà pháp nhân thương mại đã nộp theo quyết định của Cơ quan điều tra trong quân đội được tạm giữ ở đâu?
Pháp luật
Số tiền mà pháp nhân thương mại đã nộp để bảo đảm thi hành án trong giai đoạn truy tố được tạm giữ tại đâu?
Pháp luật
Mức tiền mà pháp nhân thương mại bị khởi tố phải nộp để bảo đảm thi hành án nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người thi hành án nhận được quyết định thi hành án thì thời hạn tự nguyện thực hiện trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị nhận tài sản để được trừ vào tiền thi hành án như thế nào? Thủ tục đề nghị nhận tài sản đã kê biên để trừ vào tiền được thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự như thế nào?
Pháp luật
Khi tổ chức thi hành án thì Thừa phát lại có được tạm giữ tài sản của người phải thi hành án hay không?
Pháp luật
Thời hiệu thi hành bản án là gì? Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành án
19,092 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thi hành án
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào