Bài tuyên truyền về ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT? Bài tuyên truyền chống kỳ thị LGBT ý nghĩa, nhân văn?
Bài tuyên truyền về ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT? Bài tuyên truyền chống kỳ thị LGBT ý nghĩa, nhân văn?
Tham khảo Bài tuyên truyền về ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT ý nghĩa, nhân văn:
Ngày 17 tháng 5 hằng năm là Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính và chuyển giới (International Day Against Homophobia and Transphobia), viết tắt là IDAHOT. Đây không chỉ là một ngày kỷ niệm, mà còn là một lời kêu gọi hành động mạnh mẽ, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc xóa bỏ mọi hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử đối với cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới (LGBT). ...... TẢI VỀ để xem chi tiết Bài tuyền truyền về ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT |
Lưu ý: Thông tin "Bài tuyên truyền về ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT? Bài tuyên truyền chống kỳ thị LGBT ý nghĩa, nhân văn?" chỉ mang tính chất tham khảo
Bài tuyên truyền về ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT? Bài tuyên truyền chống kỳ thị LGBT ý nghĩa, nhân văn? (Hình từ Internet)
Vào ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT người lao động có được nghỉ làm không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về những ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời, căn cứ Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày 17 5 2025 (Ngày quốc tế chống kỳ thị LGBT) không thuộc các ngày lễ mà người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương theo quy định.
Tuy nhiên, ngày 17 5 2025 trúng Thứ Bảy. Do đó, nếu người lao động có ngày nghỉ hàng tuần rơi vào Thứ Bảy thì vẫn được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này.
Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày 17 5 2025 thì có thể làm đơn xin nghỉ trừ vào phép năm hoặc nghỉ không hưởng lương.
Người đã chuyển đổi giới tính có được quyền thay đổi tên không?
Quyền thay đổi tên đối với người đã chuyển đổi giới tính được quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
d) Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
đ) Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi;
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
g) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
2. Việc thay đổi tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
3. Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.
Theo quy định trên thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp đã chuyển đổi giới tính.
Như vậy, người đã chuyển đổi giới tính nếu có nhu cầu thì được quyền thay đổi tên cho phù hợp với giới tính đã chuyển đổi và có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên đó.
Lưu ý: Việc thay đổi tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo tên cũ.








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác? Bài phát biểu kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Mẫu giấy đề nghị cấp lại/thay đổi nội dung giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài? Hướng dẫn điền?
- Nghị quyết 60: Chuyển Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quản lý đúng không?
- TP HCM công bố số thí sinh đăng ký tuyển sinh lớp 10 công lập năm 2025 thế nào? Đã có danh sách tổng số lượng thí sinh đăng ký NV1 vào lớp 10 TPHCM?
- Sự kiện nổi bật ngày 15 tháng 5? Sự kiện trong nước 15 5? Sự kiện thế giới 15 5? 15 5 có phải lễ lớn?