Bài thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp là trắc nghiệm hay tự luận? Điểm bài thi sẽ được tính như thế nào?
- Bài thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp là trắc nghiệm hay tự luận? Điểm bài thi sẽ được tính như thế nào?
- Để trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thì cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì?
- Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp phải bao gồm bản kê khai tài sản của người trúng tuyển đúng không?
Bài thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp là trắc nghiệm hay tự luận? Điểm bài thi sẽ được tính như thế nào?
Hình thức của bài thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp được quy định tại Điều 57 Thông tư 02/2017/TT-BTP như sau:
Hình thức thi và thời gian thi
Người đăng ký thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp phải tham gia các bài thi, bao gồm:
1. Bài thi trắc nghiệm pháp luật về thi hành án dân sự, thời gian 45 phút.
2. Bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự, thời gian 180 phút.
Theo quy định trên, bài thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp gồm cả bài thi trắc nghiệm và tự luận, bao gồm:
(1) Bài thi trắc nghiệm pháp luật về thi hành án dân sự, thời gian 45 phút.
(2) Bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự, thời gian 180 phút.
Cách tính điểm bài thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp được quy định tại Điều 58 Thông tư 02/2017/TT-BTP như sau:
Cách tính Điểm các bài thi
1. Bài thi được chấm theo thang Điểm 100.
2. Điểm các bài thi được tính như sau:
a) Bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự tính hệ số 2;
b) Bài thi trắc nghiệm pháp luật về thi hành án dân sự tính hệ số 1.
Theo đó, bài thi được chấm theo thang điểm 100, và điểm mỗi bài thi được tính như sau:
- Bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự tính hệ số 2.
- Bài thi trắc nghiệm pháp luật về thi hành án dân sự tính hệ số 1.
Bài thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp là trắc nghiệm hay tự luận? Điểm bài thi sẽ được tính như thế nào? (Hình từ Internet)
Để trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thì cá nhân phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ quy định tại Điều 59 Thông tư 02/2017/TT-BTP, để trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp thì cá nhân phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:
(1) Có đủ các bài thi theo quy định (Bài thi trắc nghiệm pháp luật về thi hành án dân và Bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự).
(2) Có số Điểm của mỗi bài thi (chưa nhân hệ số) đạt từ 50 Điểm trở lên;
(3) Có tổng Điểm chung cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu Chấp hành viên sơ cấp của từng tỉnh, thành phố trực Trung ương.
Tổng Điểm chung = (Điểm bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự) x 2 + Điểm Bài thi trắc nghiệm pháp luật về thi hành án dân sự.
Công chức cơ quan thi hành án dân sự thuộc các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đăng ký dự thi tuyển làm Chấp hành viên sơ cấp tại Cơ quan thi hành án dân sự ở biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được cộng thêm 10 Điểm vào tổng Điểm chung để xác định người trúng tuyển.
(4) Trường hợp có 02 người trở lên có tổng Điểm chung bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng thì người có Điểm bài thi viết kỹ năng thi hành án dân sự cao hơn là người trúng tuyển.
Nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự có văn bản báo cáo Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự để trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định người trúng tuyển.
Lưu ý: việc xác định người trúng tuyển Chấp hành viên sơ cấp trong quân đội không thực hiện theo quy định tại (3) (4) nêu trên.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp phải bao gồm bản kê khai tài sản của người trúng tuyển đúng không?
Tài liệu trong hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp được quy định tại khoản 2 Điều 61 Thông tư 02/2017/TT-BTP như sau:
Bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp
1. Căn cứ Quyết định công nhận kết quả kỳ thi và chỉ tiêu Chấp hành viên sơ cấp đã phân bổ cho các đơn vị, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục Thi hành án Bộ Quốc phòng yêu cầu người trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ để bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp.
2. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp bao gồm:
a) Tờ trình bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp;
b) Sơ yếu lý lịch theo mẫu do Bộ Nội vụ ban hành có xác nhận của Cơ quan quản lý công chức hoặc theo quy định của Bộ Quốc phòng đối với trường hợp bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp trong quân đội;
c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp còn trong thời hạn quy định;
d) Bản kê khai tài sản;
đ) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có chứng thực.
...
Như vậy, người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển Chấp hành viên sơ cấp phải nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp gồm những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 61 nêu trên. Trong đó có bản kê khai tài sản.
Do đó, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp phải có bản kê khai tài sản của người trúng tuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?