Bãi ngầm là gì? Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo đối với bãi ngầm nghiêm cấm các hoạt động nào?
Bãi ngầm là gì?
Bãi ngầm được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Bãi ngầm là bãi đá, bãi san hô, bãi cát hoặc thành phần tự nhiên khác nhô cao lên khỏi đáy biển nhưng vẫn ngập nước khi thủy triều xuống thấp nhất.
Theo đó, bãi ngầm là bãi đá, bãi san hô, bãi cát hoặc thành phần tự nhiên khác nhô cao lên khỏi đáy biển nhưng vẫn ngập nước khi thủy triều xuống thấp nhất.
Bãi ngầm là gì? (Hình từ Internet)
Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo đối với bãi ngầm nghiêm cấm các hoạt động nào?
Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo đối với bãi ngầm nghiêm cấm các hoạt động được quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015, khoản 11 Điều 11 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo trái quy định của pháp luật.
2. Vi phạm quy hoạch không gian biển quốc gia, kế hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố.
3. Lợi dụng việc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Thực hiện các hoạt động trong hành lang bảo vệ bờ biển quy định tại Điều 24 và trên quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 41 của Luật này.
5. Hủy hoại, làm suy thoái môi trường, hệ sinh thái biển, hải đảo.
6. Nhận chìm vật, chất ở vùng biển Việt Nam mà không có giấy phép, trái quy định của pháp luật.
7. Cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo không đúng quy định của pháp luật.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.
Và khoản 4 Điều 41 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo
1. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với quần đảo, đảo được thực hiện như đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên trên đất liền theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
2. Đối với quần đảo, đảo phải bảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
b) Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo, chất lượng đất;
c) Khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản, nước ngầm; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi quần đảo, đảo;
d) Khai hoang, chặt cây, xâm hại thảm thực vật; mang thực vật hoang dã ra khỏi quần đảo, đảo;
đ) Săn bắt, mang động vật ra khỏi quần đảo, đảo; chăn thả gia súc, đưa sinh vật ngoại lai lên quần đảo, đảo;
e) Thải hoặc đưa chất thải lên quần đảo, đảo.
3. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cho phép thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Đối với bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này, nghiêm cấm các hoạt động sau đây:
a) Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
b) Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo;
c) Khai hoang, khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm;
d) Thải hoặc đưa chất thải lên bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm.
5. Các hoạt động quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều này được phép thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh của Nhà nước Việt Nam; thực hiện công tác quản lý nhà nước;
b) Phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, điều tra, khảo sát, đánh giá về các điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; thực hiện chương trình, đề án, dự án của Nhà nước;
c) Phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn;
d) Các trường hợp khác được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Như vậy, khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo đối với bãi ngầm nghiêm cấm các hoạt động sau:
- Xây dựng mới công trình xây dựng; lắp đặt thiết bị;
- Tác động làm thay đổi địa hình, địa mạo;
- Khai hoang, khai thác, đào đắp, cải tạo đất, đá; khai thác khoáng sản; mang những thành tạo tự nhiên ra khỏi bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm;
- Thải hoặc đưa chất thải lên bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm.
Bãi ngầm có được xem là tài nguyên biển và hải đảo không?
Tài nguyên biển và hải đảo được giải thích tại khoản 1 Điều 3 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 như sau:
Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
Như vậy, bãi ngầm được xem là tài nguyên biển và hải đảo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?