Ba mẹ ép con học tập quá sức thì có phải là bạo lực gia đình không? Việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình cần tập trung vào các đối tượng nào?
Ba mẹ ép con học tập quá sức thì có phải là bạo lực gia đình không?
Hành vi bạo lực gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Hành vi bạo lực gia đình
1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
...
l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;
m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;
n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;
o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;
p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;
q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.
2. Hành vi quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định, hành vi cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ thì được xem là hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, việc ba mẹ ép buộc con mình học tập quá sức cũng có thể được xem là hành vi bạo lực gia đình.
Ba mẹ ép con học tập quá sức thì có phải là bạo lực gia đình không? (Hình từ Internet)
Việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình cần tập trung vào các đối tượng nào?
Việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
...
2. Việc tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình tập trung vào các đối tượng sau đây:
a) Người bị bạo lực gia đình;
b) Người có hành vi bạo lực gia đình;
c) Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
d) Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;
đ) Người chuẩn bị kết hôn.
3. Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình cho người thực hiện tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.
Như vậy, theo quy định, việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình tập trung vào các đối tượng sau đây:
(1) Người bị bạo lực gia đình;
(2) Người có hành vi bạo lực gia đình;
(3) Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc;
Người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
(4) Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;
(5) Người chuẩn bị kết hôn.
Tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm những nội dung nào?
Nội dung tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:
Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Nội dung tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm:
a) Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, giới, bình đẳng giới và quy định của pháp luật có liên quan; quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình, thành viên khác trong gia đình;
b) Kỹ năng ứng xử trong gia đình, tổ chức đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, xử lý khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
...
Như vậy, theo quy định, nội dung tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình bao gồm:
(1) Thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, giới, bình đẳng giới và quy định của pháp luật có liên quan;
Quyền và trách nhiệm của người bị bạo lực gia đình, thành viên khác trong gia đình;
(2) Kỹ năng ứng xử trong gia đình, tổ chức đời sống gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc, xử lý khi xảy ra hành vi bạo lực gia đình, chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm tra lý lịch đảng viên là thẩm tra, xác minh những gì? Thẩm tra lý lịch đảng viên gồm những ai?
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?