Ai sẽ được giao quản lý điều hành Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khi Viện trưởng vắng mặt?
- Ai sẽ được giao quản lý điều hành Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khi Viện trưởng vắng mặt?
- Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được Viện trưởng phân công, ủy quyền phụ trách, giải quyết vấn đề gì?
- Cách thức giải quyết công việc của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thế nào?
Ai sẽ được giao quản lý điều hành Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khi Viện trưởng vắng mặt?
Theo khoản 3 Điều 7 Quy chế làm việc của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 557/QĐ-VKS năm 2020 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Phó Viện trưởng
...
3. Trường hợp Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được giao quản lý điều hành Viện kiểm sát Thành phố, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phạm vi được phân công, còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Thay mặt Viện trưởng chỉ đạo giải quyết các công việc chung của Viện kiểm sát Thành phố và ký văn bản thay Viện trưởng;
b) Chủ trì việc phối hợp hoạt động giữa các Phó Viện trưởng và trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động của Viện kiểm sát Thành phố;
c) Giải quyết một số công việc cấp bách của Phó Viện trưởng khác khi Phó Viện trưởng đó vắng mặt;
d) Chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về kết quả giải quyết công việc trong thời gian được giao quản lý Viện kiểm sát Thành phố.
4. Phó Viện trưởng chỉ đạo Thủ trưởng đơn vị phụ trách và thực hiện công khai những việc để công chức, người lao động của các đơn vị phụ trách biết theo Quy chế về thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát Thành phố.
Căn cứ trên quy định trường hợp Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được giao quản lý điều hành Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phạm vi được phân công, còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Thay mặt Viện trưởng chỉ đạo giải quyết các công việc chung của Viện kiểm sát Thành phố và ký văn bản thay Viện trưởng;
- Chủ trì việc phối hợp hoạt động giữa các Phó Viện trưởng và trực tiếp theo dõi, chỉ đạo hoạt động của Viện kiểm sát Thành phố;
- Giải quyết một số công việc cấp bách của Phó Viện trưởng khác khi Phó Viện trưởng đó vắng mặt;
- Chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về kết quả giải quyết công việc trong thời gian được giao quản lý Viện kiểm sát Thành phố.
Ai sẽ được giao quản lý điều hành Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khi Viện trưởng vắng mặt? (Hình từ Internet)
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được Viện trưởng phân công, ủy quyền phụ trách, giải quyết vấn đề gì?
Theo khoản 1 Điều 7 Quy chế làm việc của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 557/QĐ-VKS năm 2020 quy định như sau:
Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Phó Viện trưởng
1. Phó Viện trưởng được Viện trưởng phân công, ủy quyền phụ trách, giải quyết một số lĩnh vực công tác, phụ trách một số đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát Thành phố, một số Viện kiểm sát quận, huyện, được sử dụng quyền hạn của Viện trưởng và quyền hạn của Phó Viện trưởng theo quy định của pháp luật khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công, ủy quyền phụ trách, giải quyết; thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm trên cương vị là Ủy viên Ban Cán sự Đảng, thành viên Ủy ban kiểm sát và Lãnh đạo Viện; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình; báo cáo Viện trưởng về việc thực hiện công việc được giao thuộc thẩm quyền quyết định nhưng thấy cần thiết phải báo cáo hoặc những vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các Phó Viện trưởng, giữa Phó Viện trưởng với Thủ trưởng đơn vị hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng. Khi được Viện trưởng phân công thay mặt Viện trưởng tham dự các cuộc họp, buổi làm việc, hội nghị... với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Ngành, thì Phó Viện trưởng phải báo cáo ngay kết quả để Viện trưởng nắm được.
...
Theo đó, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được Viện trưởng phân công, ủy quyền:
- Phụ trách, giải quyết một số lĩnh vực công tác, phụ trách một số đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát Thành phố, một số Viện kiểm sát quận, huyện, được sử dụng quyền hạn của Viện trưởng và quyền hạn của Phó Viện trưởng theo quy định của pháp luật khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công, ủy quyền phụ trách, giải quyết;
- Thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm trên cương vị là Ủy viên Ban Cán sự Đảng, thành viên Ủy ban kiểm sát và Lãnh đạo Viện;
- Chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về những quyết định của mình;
- Báo cáo Viện trưởng về việc thực hiện công việc được giao thuộc thẩm quyền quyết định nhưng thấy cần thiết phải báo cáo hoặc những vấn đề có ý kiến khác nhau giữa các Phó Viện trưởng, giữa Phó Viện trưởng với Thủ trưởng đơn vị hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng.
Khi được Viện trưởng phân công thay mặt Viện trưởng tham dự các cuộc họp, buổi làm việc, hội nghị... với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Ngành, thì Phó Viện trưởng phải báo cáo ngay kết quả để Viện trưởng nắm được.
Cách thức giải quyết công việc của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thế nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Quy chế làm việc của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 557/QĐ-VKS năm 2020 quy định về cách thức giải quyết công việc của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện và giải quyết công tác được Viện trưởng phân công, ủy quyền; phát hiện và giải quyết hoặc báo cáo Viện trưởng giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công, ủy quyền, các đơn vị, Viện kiểm sát quận, huyện được phân công phụ trách;
- Chủ động giải quyết các công việc được giao; phối hợp với các Phó Viện trưởng khác giải quyết công việc có liên quan đến Phó Viện trưởng đó;
- Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương hoặc có tính nguyên tắc mà chưa có văn bản quy định hoặc những vấn đề quan trọng khác thì Phó Viện trưởng phải xin ý kiến của Viện trưởng trước khi thi hành;
- Đề xuất, báo cáo Viện trưởng các điều kiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi lĩnh vực, đơn vị, Viện kiểm sát quận, huyện được phân công phụ trách; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về chất lượng, tiến độ thực hiện nhiệm vụ; tính pháp lý của các công việc được phân công phụ trách, giải quyết; về chấp hành nghiêm kỷ cương công vụ, kỷ luật nghiệp vụ, đoàn kết nội bộ, vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng trong các lĩnh vực, đơn vị, Viện kiểm sát quận, huyện được phân công phụ trách;
- Ngoài các cách thức giải quyết công việc nêu trên, Phó Viện trưởng giải quyết công việc thông qua các hoạt động quy định tại điểm e khoản 2 Điều 6 Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 557/QĐ-VKS năm 2020, trừ việc giải trình, trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh;
- Phó Viện trưởng đi công tác, nghỉ từ 01 ngày trở lên phải báo cáo Viện trưởng để phân công Lãnh đạo Viện khác giúp xử lý các công việc được giao phụ trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?