Ai là người lập Báo cáo kết quả thanh tra tại cơ quan hành chính? Và có phải kèm theo bản dự thảo Kết luận thanh tra hay không?
- Ai là người lập Báo cáo kết quả thanh tra tại cơ quan hành chính? Và có phải kèm theo bản dự thảo Kết luận thanh tra hay không?
- Kết luận thanh tra và lưu hành kết luận thanh tra có phải do Trưởng đoàn thanh tra lập không?
- Bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra tài chính tại cơ quan hành chính được quy định như thế nào?
- Sau khi bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra tài chính tại cơ quan hành chính thì phải làm gì?
Ai là người lập Báo cáo kết quả thanh tra tại cơ quan hành chính? Và có phải kèm theo bản dự thảo Kết luận thanh tra hay không?
Về Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo Kết luận thanh tra được quy định tại Điều 1 Mục D Quyết định 1692/QĐ-BTC năm 2011 như sau:
Kết thúc thanh tra tại từng đơn vị được thanh tra theo quyết định thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm lập, thông qua và ký Biên bản thanh tra với đối tượng thanh tra trong thời hạn của cuộc thanh tra theo yêu cầu của người được giao chỉ đạo Đoàn thanh tra. Biên bản thanh tra ghi rõ tình hình, những sai, đúng so với quy định của pháp luật.
Trong thời hạn theo quy định, Trưởng đoàn thanh tra lập Báo cáo kết quả thanh tra, ký và gửi tới người ra quyết định thanh tra, kèm theo bản dự thảo Kết luận thanh tra.
Báo cáo kết quả thanh tra phải nêu rõ kết quả công việc theo kế hoạch thanh tra đã được duyệt, những ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra; đề xuất những nội dung kiến nghị xử lý về kinh tế, hành chính, pháp luật với đối tượng thanh tra; ý kiến đề xuất, kiến nghị đối với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Dự thảo Kết luận thanh tra phải phản ánh tình hình chung, nội dung kết luận và kiến nghị xử lý. Mỗi nội dung kết luận phải nêu rõ sự việc, căn cứ đúng, sai, nguyên nhân, trách nhiệm, hình thức xử lý, thời hạn chấp hành.
Trưởng đoàn thanh tra phải tổ chức lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các thành viên Đoàn thanh tra và Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo Kết luận thanh tra. Văn bản tham gia ý kiến của thành viên Đoàn thanh tra phải lưu hồ sơ thanh tra. Kiến nghị của Trưởng đoàn và của các thành viên Đoàn thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra lập Báo cáo kết quả thanh tra, ký và gửi tới người ra quyết định thanh tra, kèm theo bản dự thảo Kết luận thanh tra trong thời hạn theo luật định.
Ai là người lập Báo cáo kết quả thanh tra tại cơ quan hành chính? Và có phải kèm theo bản dự thảo Kết luận thanh tra hay không?
Kết luận thanh tra và lưu hành kết luận thanh tra có phải do Trưởng đoàn thanh tra lập không?
Theo Điều 2 Mục D Quyết định 1692/QĐ-BTC năm 2011, kết luận thanh tra và lưu hành kết luận thanh tra được quy định:
Trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra, người ra quyết định thanh tra xem xét và ra văn bản Kết luận thanh tra. Trong quá trình xem xét, người ra kết luận thanh tra có thể yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, các đối tượng được thanh tra giải trình, bổ sung tài liệu, chứng cứ về những vấn đề dự kiến kết luận chưa rõ.
Trước khi ra văn bản Kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra hoặc người được giao quyền tổ chức làm việc với đối tượng được thanh tra về Dự thảo Kết luận thanh tra. Cuộc họp làm việc phải được lập thành biên bản, ghi ý kiến các bên tham gia.
Kết luận thanh tra được gửi cho đối tượng thanh tra và thực hiện công khai theo quy định của Luật Thanh tra và quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
Như vậy, người ra quyết định thanh tra xem xét và ra văn bản Kết luận thanh tra trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra tài chính tại cơ quan hành chính được quy định như thế nào?
Bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra tài chính tại cơ quan hành chính quy định tại Quyết định 1692/QĐ-BTC năm 2011 về Quy trình thanh tra tài chính tại cơ quan hành chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:
Sau khi lưu hành Kết luận thanh tra, trong thời hạn quy định, Trưởng đoàn có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho những bộ phận hoặc người được giao nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan.
Việc bàn giao hồ sơ, tài liệu phải được lập thành biên bản, biên bản giao nhận hồ sơ được lưu vào hồ sơ cuộc thanh tra.
Sau khi bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra tài chính tại cơ quan hành chính thì phải làm gì?
Tại Điều 4 Mục D Quyết định 1692/QĐ-BTC năm 2011 quy định về họp rút kinh nghiệm Đoàn thanh tra:
Trong thời hạn quy định, Trưởng đoàn có trách nhiệm triệu tập các thành viên trong Đoàn thanh tra, họp rút kinh nghiệm, đánh giá ưu, nhược điểm của cuộc thanh tra từ khâu chuẩn bị cho đến bàn giao hồ sơ tài liệu, rút ra bài học kinh nghiệm; đề xuất khen thưởng người làm tốt và xử lý những người có sai phạm. Cuộc họp rút kinh nghiệm được lập thành biên bản, lưu hồ sơ thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?