Ai là người được tặng Huân chương Sao Vàng đầu tiên? Điều kiện để cá nhân được trao tặng Huân chương Sao Vàng là gì?
Ai là người được tặng Huân chương Sao Vàng đầu tiên? Điều kiện để cá nhân được trao tặng Huân chương Sao Vàng là gì?
>>> Xem thêm: Chủ tịch Công đoàn Việt Nam đầu tiên là ai?
>>> Điều kiện xét tặng Huân chương lao động hạng nhì?
>>> Lịch sử thành lập Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam 28/7?
Huân chương Sao Vàng là Huân chương cao quý nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Sao vàng vào năm 1958.
Theo Điều 34 Luật Thi đua, Khen thưởng 2022 và Điều 8 Nghị định 98/2023/NĐ-CP Huân chương Sao Vàng để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
Tiêu chuẩn 1: Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn và đạt một trong các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
- Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội,
- Thủ tướng Chính phủ,
- Ủy viên Bộ Chính trị,
- Bí thư Trung ương Đảng,
- Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ,
- Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
- Phó Bí thư Trung ương Cục,
- Thường vụ Xứ ủy, Bí thư Khu ủy,
-Trưởng ban của Đảng ở trung ương,
- Bộ trưởng và các chức vụ tương đương hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân.
(2) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt động liên tục, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
- Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,
- Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
- Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ,
- Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân.
(3) Có quá trình tham gia liên tục trong 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,
- Chủ tịch nước,
- Chủ tịch Quốc hội,
- Thủ tướng Chính phủ hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân trước ngày 30 tháng 4 năm 1975.
(4) Có quá trình công tác liên tục trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội, 02 nhiệm kỳ từ 08 đến 10 năm.
Tiêu chuẩn 2: Có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc đối với đất nước thuộc một trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, đối ngoại hoặc lĩnh vực khác.
Ai là người được tặng Huân chương Sao Vàng đầu tiên? (Hình từ Internet)
Mẫu Huân chương sao vàng hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại Điều 80 Nghị định 98/2023/NĐ-CP thì mẫu Mẫu Huân chương Sao vàng hiện nay được môi tả như sau:
(1) Cuống Huân chương: Cốt bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co; kích thước 28 mm x 14 mm; viền ngoài màu vàng, trong bọc vải dệt bằng sợi polyester hoặc chất liệu tương đương, đảm bảo chắc chắn, bền đẹp có hai màu: 1/2 bên trái màu đỏ cờ, 1/2 bên phải màu vàng.
(2) Dải Huân chương: Hình chữ A cách điệu, cốt bằng inox mạ vàng hợp kim Ni-Co, bọc vải dệt bằng sợi polyester hoặc chất liệu tương đương, đảm bảo chắc chắn, bền đẹp có hai màu: 1/2 bên trái màu đỏ cờ, 1/2 bên phải màu vàng; kích thước 28 mm x 51 mm x 41 mm x 51 mm.
(3) Thân Huân chương: Hình sao vàng năm cánh dập nổi, đường kính đường tròn ngoại tiếp năm đỉnh sao bằng 55 mm, chính giữa hình tròn nền vàng có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh là dòng chữ “Huân chương Sao vàng”, “Việt Nam” màu đỏ; chất liệu bằng đồng đỏ mạ vàng hợp kim Ni-Co.
Mức tiền thưởng dành cho cá nhân được trao tặng Huân chương Sao Vàng là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 55 Nghị định 98/2023/NĐ-CP về mức tiền thưởng Huân chương các loại:
Mức tiền thưởng Huân chương các loại
1. Cá nhân được tặng hoặc truy tặng Huân chương các loại được tặng Bằng, khung, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng như sau:
a) “Huân chương Sao vàng”: 46,0 lần mức lương cơ sở;
b) “Huân chương Hồ Chí Minh”: 30,5 lần mức lương cơ sở;
c) “Huân chương Độc lập” hạng Nhất, “Huân chương Quân công” hạng nhất: 15,0 lần mức lương cơ sở;
d) “Huân chương Độc lập” hạng Nhì, “Huân chương Quân côn
đ) “Huân chương Độc lập” hạng Ba, “Huân chương Quân công” hạng ba: 10,5 lần mức lương cơ sở;
e) “Huân chương Lao động” hạng Nhất, “Huân chương Chiến công” hạng Nhất, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất”: 9,0 lần mức lương cơ sở;
g) “Huân chương Lao động” hạng Nhì, “Huân chương Chiến công” hạng Nhì, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Nhì, “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”: 7,5 lần mức lương cơ sở;
h) “Huân chương Lao động” hạng Ba, “Huân chương Chiến công” hạng Ba, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng Ba và “Huân chương Dũng cảm”: 4,5 lần mức lương cơ sở.
...
Theo đó, mức tiền thưởng dành cho cá nhân được trao tặng Huân chương Sao Vàng là bằng 46,0 lần mức lương cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?