Ai là người đứng đầu Văn phòng Chủ tịch nước? Người đứng đầu có trách nhiệm, thẩm quyền như thế nào?
Ai là người đứng đầu Văn phòng Chủ tịch nước? Có trách nhiệm, thẩm quyền như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước ban hành kèm theo Quyết định 289/QĐ-VPCTN năm 2012 quy định như sau:
Trách nhiệm, thẩm quyền và phạm vi giải quyết công việc của Chủ nhiệm Văn phòng
1. Trách nhiệm, thẩm quyền:
a) Chủ nhiệm Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước về toàn bộ các mặt công tác của Văn phòng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
b) Quản lý, lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Văn phòng và đội ngũ cán bộ, công chức của Văn phòng; phân công công việc cho các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước (sau đây gọi tắt là Phó Chủ nhiệm Văn phòng); phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị thuộc Văn phòng thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Văn phòng.
c) Phân công một Phó Chủ nhiệm Văn phòng làm nhiệm vụ thường trực (Phó Chủ nhiệm thường trực), giúp Chủ nhiệm Văn phòng điều hành công việc chung của Văn phòng khi Chủ nhiệm Văn phòng vắng mặt.
d) Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ nhiệm Văn phòng.
...
Theo đó, Chủ nhiệm Văn phòng là người đứng đầu Văn phòng Chủ tịch nước.
Chủ nhiệm Văn phòng chịu trách nhiệm trước Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước về toàn bộ các mặt công tác của Văn phòng trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước có trách nhiệm, thẩm quyền sau:
- Quản lý, lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Văn phòng và đội ngũ cán bộ, công chức của Văn phòng;
- Phân công công việc cho các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước (sau đây gọi tắt là Phó Chủ nhiệm Văn phòng); phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị thuộc Văn phòng thực hiện một số công việc cụ thể theo quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Văn phòng.
- Phân công một Phó Chủ nhiệm Văn phòng làm nhiệm vụ thường trực (Phó Chủ nhiệm thường trực), giúp Chủ nhiệm Văn phòng điều hành công việc chung của Văn phòng khi Chủ nhiệm Văn phòng vắng mặt.
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Chủ nhiệm Văn phòng.
Ai là người đứng đầu Văn phòng Chủ tịch nước? Có trách nhiệm, thẩm quyền như thế nào? (Hình từ Internet)
Phạm vi giải quyết công việc của người đứng đầu Văn phòng Chủ tịch nước như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy chế làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước ban hành kèm theo Quyết định 289/QĐ-VPCTN năm 2012 quy định như sau:
Trách nhiệm, thẩm quyền và phạm vi giải quyết công việc của Chủ nhiệm Văn phòng
...
2. Phạm vi giải quyết công việc:
a) Những công việc được Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước giao hoặc ủy quyền; những công việc được quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Một số lĩnh vực công tác và công việc đã giao cho Phó Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách, nhưng trong trường hợp thấy cần thiết phải trực tiếp giải quyết do vấn đề cấp bách, quan trọng hoặc do Phó Chủ nhiệm Văn phòng đi công tác vắng; những vấn đề mà các Phó Chủ nhiệm Văn phòng có ý kiến khác nhau.
...
Theo đó, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước giải quyết công việc trong phạm vi sau đây:
- Những công việc được Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước giao hoặc ủy quyền; những công việc được quy định tại Khoản 1 Điều này.
- Một số lĩnh vực công tác và công việc đã giao cho Phó Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách, nhưng trong trường hợp thấy cần thiết phải trực tiếp giải quyết do vấn đề cấp bách, quan trọng hoặc do Phó Chủ nhiệm Văn phòng đi công tác vắng; những vấn đề mà các Phó Chủ nhiệm Văn phòng có ý kiến khác nhau.
Người đứng đầu Văn phòng Chủ tịch nước trước khi quyết định công việc gì thì cần thảo luận trong tập thể lãnh đạo Văn phòng?
Theo khoản 3 Điều 4 Quy chế làm việc của Văn phòng Chủ tịch nước ban hành kèm theo Quyết định 289/QĐ-VPCTN năm 2012 quy định Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước trước khi quyết định công việc sau đây thì cần thảo luận trong tập thể lãnh đạo Văn phòng:
- Các dự thảo văn bản, đề án do Văn phòng chủ trì soạn thảo, trình Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước (bao gồm các báo cáo trước Quốc hội; các chương trình công tác tháng, quý, năm, 6 tháng và toàn khóa của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước).
- Những vấn đề mà Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước yêu cầu tập thể lãnh đạo Văn phòng thảo luận để có ý kiến chính thức.
- Tổ chức bộ máy của Văn phòng Chủ tịch nước, quy hoạch và bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật đối với công chức của Văn phòng từ Phó Trưởng phòng trở lên.
- Những vấn đề quan trọng liên quan đến chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của Văn phòng.
- Báo cáo hàng năm và các đề án quan trọng khác của Văn phòng.
- Những vấn đề mà Chủ nhiệm Văn phòng thấy cần phải đưa ra thảo luận hoặc đa số các Phó Chủ nhiệm Văn phòng đề nghị đưa ra tập thể lãnh đạo Văn phòng thảo luận.
Lưu ý:
+ Đối với những vấn đề phải thảo luận tập thể lãnh đạo trước khi quyết định nhưng không có điều kiện họp, thì đơn vị được giao chủ trì xin ý kiến bằng văn bản của các Phó Chủ nhiệm Văn phòng và tổng hợp trình Chủ nhiệm Văn phòng quyết định.
+ Đối với những vấn đề không quy định phải thảo luận trong tập thể lãnh đạo Văn phòng thì đơn vị chủ trì gửi đề án, hồ sơ để trình xin ý kiến Phó Chủ nhiệm Văn phòng phụ trách lĩnh vực trước khi trình Chủ nhiệm Văn phòng quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?