Ai là người có thẩm quyền yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật trong tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành?
Người phiên dịch, dịch thuật có vai trò gì trong Tố tụng hình sự?
Tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự cụ thể như sau:
Điều 29. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch.
Theo quy định trên thì trong tố tụng hình sự, mọi người có thể dùng tiếng nói và chữ viết của mình mà không quy định là phải dùng tiếng Việt trong quá trình tham gia tố tụng hình sự. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của chính dân tộc mình và trong trường hợp này thì người tham gia tố tụng cần phải có người phiên dịch để có thể dịch ngôn ngữ của người tham gia tố tụng sang tiếng Việt.
Ai là người có thẩm quyền yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật trong tố tụng hình sự?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật cụ thể như sau:
"Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật
1. Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt."
Dựa vào quy định trên thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành yêu cầu người phiên dịch trong trường hợp người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.
Quyền của người phiên dịch, dịch thuật là gì?
Theo khoản 2 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của người phiên dịch cụ thể như sau:
Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật
...
2. Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:
a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật;
d) Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người phiên dịch sẽ có 4 quyền được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 bao gồm quyền được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015; quyền được đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa; quyền được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật và cuối cùng là quyền được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu người phiên dịch
Nghĩa vụ của người phiên dịch, dịch thuật là gì?
Theo khoản 3 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về nghĩa vụ của người phiên dịch, dịch thuật cụ thể như sau:
Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật
...
3. Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
b) Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự;
c) Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật;
d) Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Như vậy, người phiên dịch, dịch thuật cũng có 4 nghĩa vụ tương tự như quyền của người phiên dịch, dịch thuật, cụ thể như người phiên dịch, dịch thuật phải có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng; phiên dịch, dịch thuật trung thực, nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự; giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật và phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình.
Ai có quyền thay đổi người phiên dịch, dịch thuật?
Khoản 5 Điều 70 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thay đổi người phiên dịch, dịch thuật cụ thể như sau:
Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật
...
5. Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.
Theo như quy định của khoản này thì cơ quan yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật sẽ có quyền thay đổi người phiên dịch.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì việc yêu cầu người phiên dịch, dịch thuật sẽ do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phiên dịch, dịch thuật khi chồng bạn không thể nói được tiếng Việt. Trên đây là một số thông tin và quy định về người phiên dịch, dịch thuật mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?